Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Báo cáo tài chính là văn bản phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Đây cũng là văn bản bắt buộc phải nộp cho các cơ quan quản lý nhà nước theo thời hạn quy định.

Báo cáo tài chính là gì?

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bộ báo cáo được quy định gồm: Báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc.

  • Báo cáo bắt buộc gồm những loại báo cáo sau: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo tình hình tài chính; Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Báo cáo không bắt buộc bao gồm văn bản sau: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Đối với các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp nhỏ, nếu doanh nghiệp nhỏ phản ánh phù hợp thì báo cáo tài chính gồm: Báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính niên độ:

  • Báo cáo tài chính năm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân đối kế toán; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Báo cáo tài chính giữa niên độ

+ Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ; Bảng cân đối kế toán giữa niên độ; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

+ Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ; Bảng cân đối kế toán giữa niên độ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Đối với doanh nghiệp nhà nước thì thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định như sau:

– Đối với báo cáo tài chính quý thì đơn vị kế toán tiến hành nộp báo cáo muộn nhất là 20 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý theo quy định. Nếu là Tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ thì thời hạn nộp báo cáo tài chính quý muộn nhất là 45 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý theo quy định.

– Đối với các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp cho công ty mẹ Báo cáo tài chính quý. Thời hạn nộp báo cáo do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

– Đối với Báo cáo tài chính năm thì thời hạn nộp được quy định như sau:

– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm không quá 30 ngày tính từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp là Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ thì thời hạn nộp dài hơn nhưng không quá 90 ngày.

– Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước cho công ty mẹ, Tổng công ty sẽ do công ty mẹ, Tổng công ty ấn định.

Đối với các loại doanh nghiệp khác

– Trường hợp là công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm không quá 30 ngày tính từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác thì thời hạn nộp muộn nhất là 90 ngày tính từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm.

– Thời hạn nộp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ do đơn vị kế toán cấp trên ấn định.

Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính

– Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Doanh nghiệp nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền báo cáo tài chính muộn hơn so với thời hạn mà pháp luật quy định dưới 3 tháng.

+ Doanh nghiệp tiến hành công khai báo cáo tài chính muộn hơn so với thời hạn quy định dưới 3 tháng.

+ Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Doanh nghiệp tiến hành công khai báo cáo tài chính nhưng không đầy đủ nội dung mà pháp luật đã quy định.

+ Đối với các trường hợp pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không kèm theo báo cáo kiểm toán.

+ Thời hạn doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm so với thời hạn pháp luật quy định từ 03 tháng trở lên.

– Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Báo cáo tài chính đã công khai sử dụng thông tin, số liệu sai sự thật.

+ Báo cáo tài chính đã cung cấp, công bố sử dụng tại Việt Nam sử dụng số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

+ Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Doanh nghiệp không tiến hành nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Doanh nghiệp không tiến hành công khai báo cáo tài chính.

+ Ngoài mức phạt đã được quy định ở trên thì doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

+ Nếu doanh nghiệp nộp thiếu báo cáo kiểm toán thì phải nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Mr Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.