Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì doanh nghiệp giữ vai trò rất quan trọng, tạo công ăn việc làm, mạng lại thuế cho nhà nước thực hiện các nghĩa vụ xã hội phát triển đất nước. Trong đó có một loại hình doanh nghiệp mà ta không thể không nhắc đến vai trò to lớn của nó đó là loại hình doanh nghiệp tư nhân. Đây là loại hình ngày càng phát triển mạnh và được nhà nước tạo điều kiện để hoạt động một cách tốt nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được ưu, nhược điểm cũng như cơ cấu tổ chức của loại hình doanh nghiệp này, đặc biệt những cá nhân chuẩn bị và mong muốn thành lập một doanh nghiệp cho mình.

Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân như sau:

Thứ nhất: Cách thức tổ chức:

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp chỉ một cá nhân làm chủ và cá nhân này phải tự chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. (Tức là ngay cả khi doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, bù lỗ thì chủ doanh nghiệp phải sử dụng cả tài sản cá nhân mình để chịu trách nhiệm về những vấn đề trên. Điều này khác với công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần tài sản của doanh nghiệp hay là công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình).

Chủ sở hữu của doanh nghiệp phải là cá nhân và chỉ duy nhất cá nhân này (Khác với công ty TNHH hay công ty cổ phần thì có thể có các thành viên góp vốn). Tuy nhiên chủ sở hữu vẫn có thể thuê người khác làm giám đốc, quản lý, điều hành công ty theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp, quyết định lợi nhuận của công ty mà không cần sự đồng ý của chủ thể khác. Là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không cần có điều lệ công ty. (Cách thức tổ chức và hoạt động đơn giản hơn nhiều so với các loại hình công ty khác)

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có thể thuê người khác làm quản lý thay mình.

Thứ hai: Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

– Do doanh nghiệp tư nhân hình thức hoạt động là chịu trách nhiệm vô hạn nên sẽ tạo được sự tin tưởng đối với đối tác, khách hàng. Do đó sẽ có nhiều đối tác hợp tác hơn góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của công ty.

– Là loại hình doanh nghiệp bị ít ràng buộc về mặt pháp lý hơn có lẽ do tính chất chịu trách nhiệm vô hạn của nó.

– Chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên chủ sở hữu sẽ dễ quyết định mọi hoạt động của công ty hơn, mang tính chủ động, nhanh chóng, kịp thời theo hoạt động của công ty, đối tác, khách hàng. Sử dụng lơi nhuận của công ty theo y chí của mình mà không phụ thuộc vào chủ thể khác.

– Chủ doanh nghiệp có thể thuê người khác quản lý công ty mà chỉ cần khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh mà không cần làm nhiều thủ tục rườm rà như loại hình doanh nghiệp khác.

– Có thể tăng giảm vốn theo quyết định của chủ sở hữu. Tuy nhiên trong trường hợp giảm vốn xuống thấp hơn mức vốn ban đầu thì chỉ được giảm khi đã thông báo với  cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh.

– Có thể cho thuê doanh nghiệp hoặc bán doanh nghiệp. Khi chủ sở hữu không có nhu cầu hay không có khả năng tự mình hoạt động nữa thì có thể kí kết hợp đồng cho thuê lại doanh nghiệp. Trong hợp đồng phải ghi đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên để tránh trường hợp phát sinh tranh chấp.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Thứ ba: Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Bên cạnh nhiều ưu điểm khi chủ thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân thì loại hình doanh nghiệp này cũng tồn tại nhiều nhược điểm khiến nhiều chủ thể kinh doanh không muốn lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh tư nhân:

– Phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của công ty. Như vậy nếu không không may công ty hoạt động không thành công mà bị phá sản thì những tài sản mà chủ sở hữu doanh nghiệp đứng tên sở hữu phải mang ra để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nhiều người đã không chọn loại hình doanh nghiệp này.

– Mặc dù là doanh nghiệp đã cho thuê nhưng chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp. Nếu người thuê lại doanh nghiệp kinh doanh không tốt, nợ nần, phá sản thì chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải chịu trách nhiệm theo (nếu trong hợp đồng thuê không nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên). Đấy cũng là một bất lợi đối với loại hình doanh nghiệp này.

– Trong thời gian tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp thì chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các chủ nợ, thuế với nhà nước, thực hiện các hợp đồng đã giao kết, được tạm ngừng 02 năm nhưng phải làm thủ tục 02 lần, lần 1 được tạm ngừng 01 năm hết 01 năm mới tiếp tục gia hạn tiếp.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán, không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Mr Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com. Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./