Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Nhiều khách hàng có thắc mắc không biết lựa chọn hình thức nào và sự khác nhau giữa hai hình thức trên. Trong bài viết này, Luật Hồng Bàng sẽ so sánh sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh để quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn loại hình phù hợp.

I. Khái niệm về chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền (khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp).

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.  (Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP).

II. So sánh giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh.

Nội dung Chi nhánh Địa điểm kinh doanh
Hoạt động kinh doanh Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký. Được đăng ký một số ngành nghề công ty đăng ký.
Con dấu, giấy phép hoạt động Có con dấu riêng;Có giấy chứng nhận hoạt động riêng. Không có dấu riêng;Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng.
Về đặt tên Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh
Ký kết hợp đồngXuất hóa đơn Được phép ký hợp đồng kinh tế;Được phép sử dụng và xuất hóa đơn. Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.
Mã số thuế Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Không có mã số thuế riêng.Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

Hạch toán  thuế Chi nhánh được lựa chọn hình thức Hạch toán độc lập hoặc Phụ thuộc. Hạch toán phụ thuộc vào công ty, hình thức kê khai thuế tập chung.
Các loại thuế phải nộp Thuế môn bàiThuế Giá trị gia tăng

Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế môn bài
Thủ tục thành lập, thay đổi đăng ký kinh doanh. Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.Thay đổi địa chỉ khác quận phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận. Hồ sơ thành lâp đơn giản;Khi thay đổi địa chỉ không phả làm thủ tục xác nhận thuế.

Trường hợp Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, muốn lựa chọn thủ tục và hoạt động đơn giản, cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập địa điểm kinh doanh.

Trường hợp Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập chi nhánh.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr. Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

Công ty Luật Hồng Bàng./.