Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Xâm phạm quyền về nhãn hiệu trong xuất, nhập khẩu? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

Theo Khoản 2 Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ về Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ thì:

Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà k đc phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Theo Khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính thì:

1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:

a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền về nhãn hiệu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới.

Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 216 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì:

1. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.

2. Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Để yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp, người yêu cầu phải chứng minh các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, họ phải nộp đơn cho hải quan và nộp lệ phí, cam kết bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hàng hóa bị kiểm tra không vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu.

Theo Điều 219 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì:

Trong trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có đề nghị kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì khi phát hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan phải thông báo ngay cho người đó. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu người đề nghị không yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng bị phát hiện và cơ quan hải quan không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật này thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.

Như vậy, khi phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan phải thông báo cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Nếu trong vòng ba ngày kể từ ngày thông báo mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đó không yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xâm phạm thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm hải quan cho lô hàng, còn trong vòng ba ngày kể từ ngày thông báo mà chủ thể có yêu cầu thì cơ quan hải quan phải xem xét để áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 214 và Điều 215 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !