Ngày 06/3/2020, Bộ Tài chính ban hành thông tư 13/2020/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thông tư mới này chủ yếu bổ sung và quy định chi tiết hơn về các thủ tục đã được quy định tại Thông tư 13/2015/TT-BTC. Theo đó một số thay đổi quan trọng và đáng chú ý như sau:
Nộp hồ sơ trực tuyến:
Thông tư mới cho phép nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát, Gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, Nộp hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Đây là hệ thống do Tổng cục hải quan quản lý cho phép cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kết nối trao đổi thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ, ngành liên quan. gaminator kalandtúra
Đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đề nghị gồm:
– Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 01 – ĐĐN/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này;
– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;
– Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
– Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
– Văn bản ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền nộp đơn).
Nội dung ủy quyền phải phù hợp với quy định pháp luật; trường hợp tổ chức, cá nhân ủy quyền không có trụ sở tại Việt Nam thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự theo thỏa thuận tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Trường hợp từ chối tiếp nhận đơn:
Thông tư mới bổ sung quy định cơ quan hải quan có quyền từ chối tiếp nhận đơn đề nghị trong trường hợp hồ sơ nộp bổ sung quá thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan gửi thông báo nộp bổ sung.
Gia hạn và chấm dứt thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
– Bổ sung trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ muốn gia hạn thêm thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, chậm nhất 20 ngày trước ngày hết hiệu lực ghi trong văn bản thông báo chấp nhận đề nghị kiểm tra, giám sát, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp gửi Đơn đề nghị gia hạn đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Hải quan; trong Đơn nêu rõ thông tin về số, ngày và thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đề nghị gia hạn; số, ngày văn bản thông báo chấp nhận kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan Hải quan tiếp nhận Đơn đề nghị gia hạn và xử lý theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
– Bổ sung thêm trường hợp chấm dứt thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát như trên nếu Cơ quan hải quan có cơ sở xác định chứng từ trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát không còn hiệu lực hoặc giả mạo.
Tạm dừng thủ tục hải quan
Thời hạn tạm dừng là 10 ngày làm việc
Gia hạn thời hạn tạm dừng: Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể gia hạn với điều kiện người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh. Thời hạn gia hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tạm dừng. bukméker tippek
Hướng dẫn, quy định chi tiết về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan
Kiểm tra hồ sơ hải quan:Cần kiểm tra thông tin khai về hải quan, đối chiếu các thông tin trên tờ khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, đối chiếu thông tin về tên người xuất khẩu, nhập khẩu, tên hàng, nhãn hiệu với các thông tin do Cơ quan hải quan thông báo và thu thập được.
Kiểm tra thực tế hàng hóa: Kiểm tra, đối chiếu tên hàng, nhãn hiệu ghi trên bao bì, hàng hóa với tên hàng, nhãn hiệu do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, các thông tin cảnh báo khi kiểm tra hồ sơ hải quan (nếu có) để xác định sự phù hợp; đối chiếu thực tế hàng hóa với hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, công chức hải quan có thể đề xuất lãnh đạo Chi cục chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu hải quan thuộc Cục hoặc chuyển Cục Điều tra chống buôn lậu (đối với vụ việc lớn, phức tạp) để thực hiện xác minh, điều tra, làm rõ và thực hiện tiếp thủ tục hải quan theo quy định.
Xử lý đối với hàng giả hoặc hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả:
- Trường hợp đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng giả thì xử phạt theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu là hàng giả, căn cứ dấu hiệu và bản chất hàng hóa, người có thẩm quyền thực hiện ngay biện pháp ngăn chặn theo quy định tại khoản 3 Điều 119, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ mức độ, hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền áp dụng thêm các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xác minh hàng giả; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thực hiện theo quy định tại các Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Xử lý đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Đối với trường hợp này, thông tư mới đã thay đổi về thời hạn xử lý
Ngoài ra, văn bản này còn quy định, hướng dẫn chi tiết hơn về trách nhiệm, thẩm quyền, cũng như phương pháp triển khai các nghiệp vụ kiểm soát.
Tóm lại, thông tư mới 13/2020/TT-BTC đã bổ sung, thay đổi và quy định chi tiết hơn so với thông tư cũ. Nó giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng và chính xác hơn. ingyenes nyerőgépes játékok regisztráció nélkül Ngoài ra quyền lợi của những chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo chặt chẽ, ngăn chặn những hành vi vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích chung.
Ngày 06/3/2020, Bộ Tài chính ban hành thông tư 13/2020/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thông tư mới này chủ yếu bổ sung và quy định chi tiết hơn về các thủ tục đã được quy định tại Thông tư 13/2015/TT-BTC. Theo đó một số thay đổi quan trọng và đáng chú ý như sau:
Nộp hồ sơ trực tuyến:
Thông tư mới cho phép nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát, Gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, Nộp hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Đây là hệ thống do Tổng cục hải quan quản lý cho phép cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kết nối trao đổi thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ, ngành liên quan.
Đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đề nghị gồm:
– Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 01 – ĐĐN/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này;
– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;
– Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
– Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
– Văn bản ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền nộp đơn).
Nội dung ủy quyền phải phù hợp với quy định pháp luật; trường hợp tổ chức, cá nhân ủy quyền không có trụ sở tại Việt Nam thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự theo thỏa thuận tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Trường hợp từ chối tiếp nhận đơn:
Thông tư mới bổ sung quy định cơ quan hải quan có quyền từ chối tiếp nhận đơn đề nghị trong trường hợp hồ sơ nộp bổ sung quá thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan gửi thông báo nộp bổ sung.
Gia hạn và chấm dứt thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
– Bổ sung trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ muốn gia hạn thêm thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, chậm nhất 20 ngày trước ngày hết hiệu lực ghi trong văn bản thông báo chấp nhận đề nghị kiểm tra, giám sát, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp gửi Đơn đề nghị gia hạn đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Hải quan; trong Đơn nêu rõ thông tin về số, ngày và thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đề nghị gia hạn; số, ngày văn bản thông báo chấp nhận kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan Hải quan tiếp nhận Đơn đề nghị gia hạn và xử lý theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
– Bổ sung thêm trường hợp chấm dứt thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát như trên nếu Cơ quan hải quan có cơ sở xác định chứng từ trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát không còn hiệu lực hoặc giả mạo.
Tạm dừng thủ tục hải quan
Thời hạn tạm dừng là 10 ngày làm việc
Gia hạn thời hạn tạm dừng: Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể gia hạn với điều kiện người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh. Thời hạn gia hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tạm dừng.
Hướng dẫn, quy định chi tiết về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan
Kiểm tra hồ sơ hải quan:Cần kiểm tra thông tin khai về hải quan, đối chiếu các thông tin trên tờ khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, đối chiếu thông tin về tên người xuất khẩu, nhập khẩu, tên hàng, nhãn hiệu với các thông tin do Cơ quan hải quan thông báo và thu thập được.
Kiểm tra thực tế hàng hóa: Kiểm tra, đối chiếu tên hàng, nhãn hiệu ghi trên bao bì, hàng hóa với tên hàng, nhãn hiệu do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, các thông tin cảnh báo khi kiểm tra hồ sơ hải quan (nếu có) để xác định sự phù hợp; đối chiếu thực tế hàng hóa với hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, công chức hải quan có thể đề xuất lãnh đạo Chi cục chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu hải quan thuộc Cục hoặc chuyển Cục Điều tra chống buôn lậu (đối với vụ việc lớn, phức tạp) để thực hiện xác minh, điều tra, làm rõ và thực hiện tiếp thủ tục hải quan theo quy định.
Xử lý đối với hàng giả hoặc hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả:
- Trường hợp đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng giả thì xử phạt theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu là hàng giả, căn cứ dấu hiệu và bản chất hàng hóa, người có thẩm quyền thực hiện ngay biện pháp ngăn chặn theo quy định tại khoản 3 Điều 119, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ mức độ, hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền áp dụng thêm các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xác minh hàng giả; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thực hiện theo quy định tại các Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Xử lý đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Đối với trường hợp này, thông tư mới đã thay đổi về thời hạn xử lý
Ngoài ra, văn bản này còn quy định, hướng dẫn chi tiết hơn về trách nhiệm, thẩm quyền, cũng như phương pháp triển khai các nghiệp vụ kiểm soát.
Tóm lại, thông tư mới 13/2020/TT-BTC đã bổ sung, thay đổi và quy định chi tiết hơn so với thông tư cũ. Nó giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Ngoài ra quyền lợi của những chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo chặt chẽ, ngăn chặn những hành vi vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích chung.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.