Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Nhắc đến hợp tác xã thì mọi người hay nghĩ đến những ngành nghề trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, ngư nghiệp…mà ít ai nghĩ đến các ngành nghề khác. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường sự xuất hiện những hợp tác xã của cơ quan, tổ chức,cá nhân tự nguyện thành lập, tham gia trong nhiều lĩnh vực đã xuất hiện ngày càng nhiều như may mặc, giày dép, giáo dục và đào tạo, thể thao văn hóa và du lịch và các ngành nghề khác trong đó hợp tác xã vận tải nằm trong sự phát triển chung đó. Hợp tác xã đóng một vai trò to lớn rất quan trọng  trong quá trình tham gia kinh doanh vận tải các cá nhân và tổ chức trong các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết để thành lập một hợp tác xã vận tải là như thế nào? bắt đầu từ đâu? ai có thẩm quyền cho phép thành lập? cần những hồ sơ giấy tờ gì? điều kiện thành lập ra sao? trình tự, thủ tục gồm những gì? đó là những băn khoăn của những ai đang muốn kinh doanh theo ngành nghề này.

Nguyên tắc tự nguyện là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi có nhu cầu hợp tác, nhu cầu sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và không tổ chức nào có quyền ép buộc bất kỳ ai phải tham gia vào hợp tác xã. Việc quy định các nguyên tắc đặt ra trách nhiệm đối với các thành viên hợp tác xã để cùng nhau phát huy các tinh thần để cùng nhau xây dựng tập thể trong các lĩnh vực kinh tế xã hội.

1.Điều kiện thành lập hợp tác xã vận tải

Trước tiên, để được thành lập một hợp tác xã cũng như một hợp tác xã vận tải thì việc đầu tiên là phải vận động cho mọi người tham gia hợp tác xã, tuyên truyền để có đủ ít nhất 7 thành viên hợp tác và tự nguyện, tham gia và thành lập hợp tác xã.

Đối với Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải phải đảm bảo điều kiện chung theo quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP:

+ Các cá nhân, tổ chức, cơ quan phải thực hiện đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định về chất lượng và số lượng các phương tiện kinh doanh vận tải phải bảo đảm đầy đủ để phù hợp với hình thức kinh doanh của hợp tác xã vận tải, cụ thể như sau:

+ Các phương tiện vận tải như ôtô các loại phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức về quyền chiếm hữu, sở hữu và định đoạt theo quy định về pháp luật dân sự theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải khi ký kết hợp đồng với các cá nhân tổ chức cho thuê tài chính hoặc các tài sản của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê lại tài sản theo quy định của pháp luật. Các hợp tác xã vận tải phải có đủ số lượng các phương tiện để kinh doanh vận tải đã được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.theo phương án sản xuất kinh doanh.

Trong trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của các cá nhân là thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa các thành viên với hợp tác xã theo quy định pháp luật, trong đó quy định hợp tác xã có quyền quản lý và trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, sử dụng xe, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

+ Các xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông đường bộ.

+ Các xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo việc kinh doanh vận tải.

+ Các lái xe và nhân viên phục vụ trên xe không có tiền án hay mất năng lực hành vi dân sự và không phải là người đang bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Các nhân viên phục vụ trên xe và các lái xe phải được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với hợp tác xã và hợp tác xã phải yêu cầu cầu lái xe được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh)

+ Khi thành lập hợp tác xã vận tải thì theo quy định yêu cầu người điều hành vận tải đối với các chuyên ngành khác như kinh tế, kỹ thuật khác theo quy định phải có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên khi làm thủ tục thành lập hợp tác xã và có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên đổi với chuyên ngành vận tải.

+ Hợp tác xã kinh doanh vận tải phải đáp ứng đủ điều kiện về nơi đỗ xe phù hợp theo quy định của Luật giao thông đường bộ, phòng chống cháy, nổ theo quy định của Luật phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường và phù hợp với phương án kinh doanh.

– Về tổ chức, quản lý:

+ Các hợp tác xã kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe

+ Hợp tác xã phải chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho các lái xe và sử dụng các lái xe có đủ sức khỏe theo quy định của bộ luật lao động và bố trí cho đủ số lượng các nhân viên lái xe theo phương án kinh doanh khi làm thủ tục thành lập.

+ Các hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách cần phải tổ chức các bộ phận quản lý khi kinh doanh vận tải và theo dõi  cụ thể  về các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định của pháp luật giao thông.

+ Các hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách phải thực hiện theo đúng quy chuẩn phù hợp với chất lượng, số lượng dịch vụ khi kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách và phải đăng ký theo quy định của pháp luật

2. Trình tự và hồ sơ thành lập hợp tác xã vận tải

Theo quy định của Luật hợp tác xã 2012 quy định về hồ sơ đăng ký hợp tác xã nói chung và hợp tác xã kinh doanh vận tải nói riêng bao gồm các giấy tờ như sau:

+ Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+  Điều lệ hoạt động của hợp tác xã khi thành lập hợp tác xã.

+ Phương án sản xuất, chiến lược kinh doanh của hợp tác xã

+ Các thông tin về tên và địa chỉ của các thành viên tham gia vào hợp tác xã trong danh sách thành viên và các thông tin về nhân thân trong danh sách hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên của hợp tác xã.

+ Nội dung bản nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã.

Sau khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ đầy đủ lên ủy ban nhân dân cấp quận, huyện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc cấp giấy chứng nhận đăng ký theo đúng thời hạn cho người thành lập hợp tác xã, kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Để được hoạt động và kinh doanh vận tải thì sau khi hợp tác xã đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải để đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

+ Hợp tác xã phải làm đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền quy định.

+ Sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hợp tác xã.

+ Hợp tác xã nộp sao y bản chính hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của các  văn bằng, chứng chỉ của người đứng đầu trực tiếp điều hành vận tải 

+ Hợp tác xã phải nộp phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

Khi chuẩn bị hồ sơ hợp lệ thì hợp tác xã thì nộp lên sở giao thông vận tải nơi có trụ chính để được cấp giấy kinh doanh vận tải. Sau đó thì hợp tác sẽ có đủ điều kiện để kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.