Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Giải quyết mua sắm, sửa chữa từ nguồn thu của các đơn vị. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575
Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ.
Đơn vị chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo qui định:
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ.
- Địa điểm: Văn phòng sở tài chính
- Thời gian: Giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần ( Trừ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật).
- Trình tự: Lãnh đạo sở chỉ đạo phòng chuyên môn thực hiện.
Bước 3. Xử lý hồ sơ:
– Phòng chuyên môn thẩm định tờ trình của đơn vị báo cáo Lãnh đạo sở quyết định hoặc trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
– Sau khi có quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh sẽ gửi 02 bản quyết định về Sở Tài chính
Bước 4. Trả kết quả.
- Địa điểm: Văn phòng sở tài chính
- Thời gian: Giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần ( Trừ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật ).
- Trình tự: Đơn vị đến Văn thư Sở Tài chính để nhận quyết định và ký sổ giao nhận.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại sở tài chính
Hồ sơ.
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Tờ trình hoặc công văn của đơn vị.( kèm theo các văn bản có liên quan như báo cáo nguồn kinh phí, văn bản thỏa thuận, kế hoạch thực hiện) Không có mẫu, 01 bản chính.
b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ)
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Giám đốc Sở tài chính
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở tài chính
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở chủ quản
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Phí, lệ phí: Không
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2005 của chính phủ qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
Ngày có hiệu lực: Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo và được áp dụng kể từ năm ngân sách 2006.
– Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ 25/4/2006 qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngày có hiệu lực: Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo và thay thế Nghị định số:10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chínhphủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu.
– Quyết định số: 170/2008/ QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Ngày có hiệu lực: Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
– Thông tư số: 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ 25/4/2006 qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngày có hiệu lực: Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
– Thông tư liên tịch của Bộ tài chính-Bộ nội vụ số: 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 Hướng dẫn thực hiện nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
Ngày có hiệu lực: Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
- Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575