Để tối ưu hóa các nguồn lực của doanh nghiệp, nhiều công ty muốn được sáp nhập với nhau để cùng phát huy được những điểm mạnh của nhau, để đưa công ty mới lên một tầm cao mới. Công ty hợp danh là một doanh nghiệp đặc biệt, nó vừa có chế độ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn vừa có chế độ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn. Vì vậy đã có một câu hỏi đặt ra với nhiều người là Công ty hợp danh có thể tham gia để sáp nhập vào một công ty khác được hay không? Hiểu được vấn đề này, Công ty luật Hồng Bàng với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao gửi tới Quý khách hàng tư vấn về vẫn đề sáp nhập công ty hợp danh.
1.Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh
Căn cứ tại điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty hợp danh có những đặc điểm sau:
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Có thể thấy, so với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty hợp danh khá đặc biệt. Các thành viên hợp danh thì chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty giống như chủ công ty tư nhân, đồng thời các thành viên góp vốn thì chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty giống như cổ đông trong công ty cổ phần, thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.
2. Sáp nhập doanh nghiệp
Căn cứ vào khoản 1 Điều 195 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì sáp nhập có nghĩa là “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập“. Hoặc động sáp nhập sẽ giúp công ty tăng quy mô, tối ưu hóa các nguồn lợi của công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập.
3. Không thể sáp nhập công ty hợp danh
Với những sáp nhập để chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập thì việc sáp nhập công ty hợp danh trở thành bất khả thi. Vì, công ty hợp danh với chế độ sở hữu vốn đặc biệt: thành viên hợp danh thì chịu trách nhiệm vô hạn, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn. Theo đó, sẽ không có sự phân tách nào tài sản công ty hợp danh và tài sản thành viên hợp danh. Nếu sáp nhập cũng sẽ không phân tách được tài sản của công ty sau khi sáp nhập.
Trên đây là những ý kiến tư vấn về vấn đề mà quý khách hàng quan tâm.
MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG
Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)
Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575
Email: Lienheluathongbang@gmail.com