Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Không ít người nhầm lẫn giá trị pháp lý của vi bằng và văn bản công chứng. Hai loại văn bản này có gì giống và khác nhau? Để giúp quý khách hiểu về sự giống nhau và khác nhau giữa vi bằng và văn bản công chứng, Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng tư vấn như sau:

1.Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại;
  • Luật công chứng số 53/2014/QH13;
  • Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật công chứng.

2. Khái niệm

  • Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định NĐ 08/2020/NĐ-CP;
  • Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng.

3. So sánh vi bằng và văn bản công chứng:

  • Giống nhau: cả hai đều có giá trị là chứng cứ khi giải quyết tranh chấp tại tòa án.
  • Khác nhau:
Tiêu chí Vi bằng Văn bản công chứng
Chủ thể lập văn bản Thừa phát lại Công chứng viên
Nội dung Ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, không đánh giá tính hợp pháp của sự kiện, hành vi đó Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Giá trị pháp lý – Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

 

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Nơi lưu trữ – Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

– Người yêu cầu;

– Văn phòng Thừa phát lại

– Văn phòng công chứng;

– Các bên có liên quan

Trên đây là những ý kiến tư vấn về vấn đề mà quý khách hàng quan tâm.

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)

Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575

Email: Lienheluathongbang@gmail.com