PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI?
Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức. Sau đây Luật Hồng Bàng sẽ phân biệt các điểm giống và khác của Nhãn hiệu và tên thương mại theo các tiêu chí và bảng dưới đây:
Điểm giống nhau:
- Hai đối tượng này là những dấu hiệu nhìn thấy được;
- Cả Nhãn hiệu và Tên thương mại đều có chung yêu cầu về khả năng phân biệt khi được bảo hộ; và
- Đều là các chỉ dẫn thương mại được chủ thể kinh doanh sử dụng trong hoạt động thương mại, xuất hiện trên hàng hóa, bao bì, biển hiệu…để giúp người tiêu dùng phân biệt.
Điểm khác biệt: Căn cứ vào Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019:
Tiêu chí | Nhãn hiệu | Tên thương mại |
Khái niệm | Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Khoản 16 Điều 4) | Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Khoản 21 Điều 4) |
Căn cứ xác lập | Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường, phải đăng ký thì mới được cấp văn bằng bảo hộ. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng xác lập trên cơ sở lượng người biết đến và sử dụng, không phụ thuộc vào việc đăng ký.
(Điểm a Khoản 3 Điều 6) |
Không cần đăng ký, xác lập trên cơ sở dùng hợp pháp tên thương mại đó
(Điểm b Khoản 3 Điều 6) |
Dấu hiệu | Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh. Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 | Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, không bảo hộ màu sắc, hình ảnh
Gồm 2 thành phần: Mô tả và Phân biệt |
Số lượng | Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu | Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại
|
Điều kiện bảo hộ | -Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác
(Điều 72 đến Điều 74) |
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
(Điều 76 đến Điều 78) |
Phạm vi bảo hộ | Bảo hộ trên phạm vi toàn quốc | Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh |
Thời gian bảo hộ | Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
(Khoản 6 Điều 93) |
Tên thương mại hiện tại không có thời gian bảo hộ, chỉ cho đến khi không còn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó |
Chuyển nhượng quyền sở hữu | Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng sử dụng. (Khoản 2 Điều 142) | Chỉ được chuyển nhượng tên thương mại khi chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. (Khoản 3 Điều 139) |
Chuyển giao quyền sở hữu | Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
(Khoản 2 Điều 142) |
Tên thương mại sẽ không được chuyển giao (Khoản 1 Điều 142)
|
Trên đây là các tiêu chí phân biệt giữa Nhãn hiệu và Tên thương mại. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.