Phát triển khoa học và công nghệ là một trong những chính sách hàng đầu, động lực then chốt trong việc phát triển đất nước giai đoạn hiện nay. Khoa học và công nghệ đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các tổ chức khoa học công nghệ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các nỗ lực phối hợp, hợp tác quốc tế nhằm phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh tính hội nhập quốc tế, thu hút khuyến khích các nhà khoa học, kỹ sư, nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài hợp tác, trao đổi học thuật, thực hiện các nghiên cứu khoa học tầm cỡ.
Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng những tư vấn và hướng dẫn về thủ tục thành lập chi nhánh tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Khoa học và công nghệ 2013
- Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ
- Thông tư 03/2014/TT-BKHCN-Hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ
Quy định chung
Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ. Chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài là một đơn vị phụ thuộc, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của tổ chức trên bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Quyền của chi nhánh tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài
- Chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Có con dấu mang tên văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật khác có liên quan;
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh;
- Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh;
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại văn phòng đại diện, chi nhánh theo quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan
Nghĩa vụ của chi nhánh tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài
- Hoạt động theo đúng nội dung, lĩnh vực hoạt động quy định trong Giấy phép thành lập;
- Thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Trưởng văn phòng đại diện, chi nhánh chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam, có trách nhiệm định kỳ báo cáo bằng văn bản về hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam cho cơ quan cấp Giấy phép thành lập trước ngày 15 tháng 12 hằng năm; báo cáo, cung cấp tài liệu, giải thích những vấn đề liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
- Trưởng văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.
Điều kiện thành lập chi nhánh
Để thành lập chi nhánh tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện sau đây:
- Là tổ chức khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký hoạt động;
- Hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà Việt Nam có nhu cầu;
- Cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Việc thành lập chi nhánh được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Chi nhánh phải có ít nhất 03 (ba) người có trình độ đại học trở lên, trong đó ít nhất 01 (một) người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động. Người đứng đầu phải có trình độ đại học trở lên và làm việc chính thức tại chi nhánh.
- Đối với trường hợp thành lập chi nhánh, tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký hoạt động hợp pháp ở quốc gia nơi tổ chức đó thành lập và trong trường hợp giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của tổ chức nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 (ba) năm.
- Trụ sở chi nhánh: là nơi làm việc riêng biệt để giao dịch, liên lạc và được đặt trong lãnh thổ Việt Nam. Trụ sở chính có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh do đại diện có thẩm quyền của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài ký;
- Bản sao điều lệ tổ chức và hoạt động của chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng dầu chi nhánh (hồ sơ phải dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự);
- Bản sao giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký hoạt động xác nhận. Trong trường hợp giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của tôt chức, các nhân thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm (hồ sơ phải dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự);
- Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cho phép đặt trụ sở của chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam;
- Hồ sơ về trụ sở chi nhánh phải có những giấy tờ sau: Bản sao (có chứng thực hợp pháp) giấy tờ chứng minh quyền sử hữu nhà, quyền sử dụng đất hoặc giáy tờ chứng minh quyền được phép cho thuê, cho mượn của bên cho thuê, cho mượn địa điểm làm trụ sở chi nhánh. Trường hợp bản sao hợp đồng không có chứng thực hợp pháp, tổ chức có thể xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiều và ký xác nhận vào bản sao;
Trình tự thủ tục
Tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam tại Bộ Khoa học và Công nghệ (Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ).
Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp cần thiết có thể phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên môn và yêu cầu chủ thể nộp hồ sơ bổ sung tài liệu chứng minh. Nếu hồ sơ đáp ứng các yêu cầu của quy định hiện hành, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép thành lập chi nhánh.
Trường hợp không cấp Giấy phép thành lập văn chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Cơ quan giải quyết
Bộ Khoa học và công nghệ – Văn phòng đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
Thời gian thực hiện
60 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Dịch vụ Luật Hồng Bàng cung cấp
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về thủ tục thành lập chi nhánh tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài;
- Tiếp nhận thông tin của khách hàng;
- Soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị các tài liệu cần thiết;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và giải quyết các thủ tục cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng nhận các giấy tờ, tài liệu liên quan đến công việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Làm thủ tục khắc con dấu, mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.