Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã, quý, hiếm theo quy định tại Phụ lục I Công ước CETES và nhóm I theo quy định Pháp luật Việt Nam. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575
Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định đã được công khai và báo cáo với cơ quan Kiểm lâm sở tại. Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với phòng tài nguyên môi trường cấp huyện, Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện và chính quyền cấp xã, kiểm tra thực tế cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã, quý, hiếm, lập biên bản kiểm tra giao lại cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ.
- Địa điểm: Phòng Bảo tồn thiên nhiên – Chi cục Kiểm lâm.
- Thời gian: Vào giờ hành chính các ngày thứ 2,4,6 trong tuần (không tính ngày lễ, tết).
- Trình tự: Phòng Bảo tồn thiên nhiên – Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì Phòng Bảo tồn thiên nhiên – Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn ngày trả kết quả..
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng theo quy định thì hướng dẫn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoàn thiện lại theo đúng quy định.
Bước 3. Xử lý hồ sơ.
Phòng Bảo tồn thiên nhiên – Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, năng lực sản xuất của các cơ sở trồng cấy thực vật hoang dã, quý, hiếm:
– Nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì tham mưu Chi cục trưởng có văn bản đề nghị cơ quan quản lý CITES cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy thực vật hoang dã quý, hiếm
– Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận thì Chi cục Kiểm lâm thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết.
Cơ quan quản lý CITES xem xét và đề xuất Ban thư ký Công ước CITES quốc tế phê duyệt, sau khi có kết quả phê duyệt của Ban thư ký Công ước CITES quốc tế thì tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy thực vật hoang dã quý, hiếm và gửi về Chi cục Kiểm lâm.
Bước 4. Trả kết quả.
- Địa điểm: Phòng Bảo tồn thiên nhiên – Chi cục Kiểm lâm (nơi tiếp nhận hồ sơ).
- Thời gian: Vào giờ hành chính các ngày thứ 2,4,6 trong tuần (không tính ngày lễ, tết).
- Trình tự: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả giấy hẹn, nhận kết quả và ký vào sổ giao nhận của cơ quan Kiểm lâm.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Kiểm lâm sở tại và Chi cục Kiểm lâm Tỉnh, thành phố.
Hồ sơ.
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký cơ sở trồng, cấy thực vật hoang dã, quý, hiếm gửi cơ quan quản lý CITES Việt Nam có xác nhận của chính quyền cấp xã: 01 bản gốc, không có mẫu.
– Phương án đầu tư trồng cấy thực vật hoang dã, quý, hiếm (gồm các thông tin sau): 01 bản gốc, không có mẫu.
+ Tên và địa chỉ của cơ sở;
+ Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện, Số CMND/ Hộ chiếu, Ngày cấp, Nơi cấp;
+ Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (Tên khoa học, tên thông thường);
+ Số lượng loài thực vật đăng ký trồng cấy nhân tạo;
+ Mô tả nguồn giống của loài trồng cấy nhân tạo;
+ Mô tả phương pháp trồng cấy nhân tạo:
+ Mô tả điều kiện hạ tầng cơ sở:
+ Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:
+ Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.
– Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của các loài thực vật trồng cấy nhân tạo: 01 bản sao có chứng thực.
– Giấy chứng nhận không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia đối với các cơ sở trồng cấy những loài không phân bố ở Việt Nam: 01 bản sao có chứng thực.
– Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài thực vật quy định tại Phụ lục I của Công ước: 01 bản sao có chứng thực.
b) Số lượng hồ sơ: 04 bộ chính
Thời hạn giải quyết:
– Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã cơ quan Kiểm lâm Tỉnh (Chi cục Kiểm lâm) phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ đăng ký và gửi hồ sơ đã thẩm định cho Cơ quan quản lý CITES. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ phải thông báo lý do từ chối cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo.
– Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đã được thẩm định, Cơ quan quản lý CITES phải xem xét, gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế để xem xét, chấp nhận. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES phải thông báo lý do từ chối cho cơ quan thẩm định hồ sơ và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo.
– Chậm nhất là 5 ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến chấp nhận của Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký. Mẫu chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại Phụ biểu 5 kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý CITES thông báo cho cơ quan Kiểm lâm Tỉnh (Chi cục Kiểm lâm) về kết quả đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo để quản lý.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cơ quan quản lý CITES Việt Nam;
c) Cơ quan trực tiếp tực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm tỉnh
d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
– Trạm bảo vệ thực vật cấp huyện.
– Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện.
– UBND cấp xã .
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Phí, lệ phí: Không.
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:
– Cơ sở xây dựng phù hợp với đặc tính loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.
– Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.
– Có người đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
– Nghị định Số: 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/03/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm: Điều 8 khoản 1,2 phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
– Nghị định số: 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quý, hiếm: Điều 9, khoản1; điều 10, khoản 2; điều 11, khoản 1. Quy định về điều kiện và đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã quý, hiếm quy định tại Phụ lục I Công ước CETES và nhóm I theo quy định Pháp luật Việt Nam
– Quyết định số 1021/QĐ-TTg ngày 27/09/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát, buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến 2010: Hành động 11 và hành động 14.
– Quyết định số: 74/2008/QĐ- BNN ngày 20/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v Ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
– Chỉ thị số: 1284/CT-BNN-KL ngày 11/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã (mục 1).
Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575