Súc vật hay còn đó là những loài động vật được con người nuôi trong nhà; chúng có thể được thuần hóa một phần hoặc được thuần dưỡng, huấn luyện nhằm những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, súc vật không thể có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi như con người. Trong những trường hợp nhất định, súc vật gây thiệt hại cho chủ thể khác xảy ra trên thực tế là rất phổ biến, ví dụ như chó cắn người thì ai sẽ phải bồi thường? Nguyên tắc và mức bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra xác định như thế nào? Công ty Luật Hồng Bàng sẽ cung cấp thông tin cho quý khách hàng trong bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật dân sự 2015
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bị chó cắn
Để người bị thiệt hại được bồi thường do bị chó cắn cần phát sinh những căn cứ sau:
– Có thiệt hại thực tế xảy ra
Bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần.
Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.
Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Người bị chó cắn ngoài tổn thương về thể xác như nhiễm bệnh dại, thân thể có nhiều thương tích còn có thể ảnh hưởng đến tinh thần, luôn trong trạng thái lo sợ, ám ảnh kéo dài thời gian sau đó.
– Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ sở hữu chó
Trong trường hợp này người chủ khi thả rông chó hoặc dẫn chó đi dạo thường không dùng các biện pháp phòng ngừa mà luật đã quy định rõ ràng như đeo rọ mõm, dùng dây xích…
Việc không áp dụng các biện pháp phòng tránh dẫn đến việc người bị thiệt hại bị tấn công mà hậu quả xảy ra ở đây trực tiếp ảnh hưởng đến thân thể hoặc tinh thần.
Chủ sở hữu, người chiếm đoạt hợp pháp hoặc trái phép có lỗi vô ý hoặc cố ý.
Mặc dù biết việc thả rông, không đeo rõ mõm cho chó gây nguy hiểm nhưng người đó cho rằng việc này sẽ không xảy ra và không gây thiệt hại.
Ai phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?
Súc vật không phải là con người, không có nhận thức, ý chí cũng như không thể điều khiển hành vi theo ý chí của con người. Vậy nên không ai có thể bắt súc vật phải bồi thường.
Nếu vậy ai mới là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?
Câu trả lời là tùy từng trường hợp mà xác định là chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp buộc phải thực hiện trách nhiệm này.
Điều này được quy định rõ tại Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
- Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!