Ngày 19-6-2014, Luật Phá sản mới đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2014 (Luật Phá sản 2014), được kỳ vọng là sẽ giúp “cởi trói” về mặt thủ tục cho việc phá sản doanh nghiệp vốn là một hệ quả tất yếu của quá trình cạnh tranh.
Đội ngũ Luật sư Luật Hồng Bàng xin cung cấp cho các bạn một số thông tin về phá sản doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc chính như sau:
Thứ nhất: Xác định các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Thứ hai: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tiến hành thủ tục giải quyết vụ việc phá sản.
Các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
- Doanh nghiệp có nợ
Các khoản nợ này là nợ không có bảo đảm hoặc chỉ có bảo đảm một phần (bảo đảm của doanh nghiệp hoặc của người thứ 3, mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ); đã được xác định rõ ràng, được các bên xác nhận, không có tranh chấp. Cần phải xem xét về tính hợp pháp và có căn cứ của khoản nợ, về các chứng từ, hóa đơn, chứng cứ để chứng minh các khoản nợ như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản thanh lý hợp đồng, văn bản doanh nghiệp thừa nhận mắc nợ….ngoài ra, cần phân biệt rõ và chỉ tính nợ của doanh nghiệp, có trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp, mà không tính nợ của các cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp
- Nợ đã đến hạn thanh toán
Khoản nợ phải là nợ đã đến hạn thanh toán, thì chủ nợ mới có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản. Việc này cần thể hiện trong các hồ sơ, giấy tờ như hợp đồng kinh doanh, thương mại, biên bản xác nhận công nợ,…(khoản 2.1 Điều 2 Mục I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP).
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Mặc dù chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Cần xác định rõ căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp,…) (khoản 2.2 Điều 2 Mục I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP).
- Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
– Người có quyền nộp đơn: Những người sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần; người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở (khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán lương và các khoản khác đối với người lao động); cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên (hoặc sở hữu số cổ phần ít hơn theo quy định của điều lệ) trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng; thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã (khoản 1, 2, 5,6 Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2014).
– Người có nghĩa vụ nộp đơn: Những người sau đây có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã (khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán); chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch hội đồng thành viên của CTTNHH 2 thành viên trở lên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh (khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán) (khoản 3, 4 Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2014).
– Nội dung đơn: Tùy theo đối tượng yêu cầu, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Ngày, tháng, năm; Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản; Tên, địa chỉ của người làm đơn; Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản; khoản nợ đến hạn (tiền lương đến hạn) hoặc căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản. Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn. Trường hợp có đề xuất chỉ định quản tài viên doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, thì đơn ghi rõ tên, địa chỉ của các đối tượng này (Điều 6 Luật Doanh nghiệp 2014).
- Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
– Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh: Tòa án nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc TW) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tại vùng cấp tỉnh với Tòa án và thuộc một trong các trường hợp sau: Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố tỉnh khác nhau; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc (khoản 1, Điều 8, Luật Doanh nghiệp 2014).
– Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện: Tòa án nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chi nhánh tại địa bàn cùng cấp huyện với Tòa án, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (khoản 2 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014).
– Lệ phí, chi phí và thụ lý: Sau khi Tòa án đã chấp nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ sẽ thông báo cho các bên thương lượng việc rút đơn. Nếu các bên không thương lượng được, thì Tòa án thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản và tạm ứng chi phí phá sản. Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ khi nhận được biên lai nộp lệ phí và tạm ứng phá sản, trừ trường hợp được miễn.
- Thủ tục giải quyết vụ việc phá sản (sau khi đã được thụ lý)
– Mở thủ tục phá sản: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
– Tiến hành các thủ tục phá sản: Sau khi đã mở thủ tục phá sản, vụ việc phá sản được tiến hành thông qua rất nhiều thủ tục như: Chỉ định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; giám sát hoạt động kinh doanh (trong đó có 1 số hoạt động bị cấm) của doanh nghiệp, hợp tác xã; thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; xác định nghĩa vụ tài sản (giá trị nghĩa vụ, tiền lãi, xử lý khoản nợ có bảo đảm, thứ tự phân chia tài sản); các biện pháp bảo toàn tài sản (áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời); tổ chức hội nghị chủ nợ; Phục hồi hoạt động kinh doanh.
– Tuyên bố phá sản: Sau khi Hội nghị chủ nợ không thành, thì Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.
– Thi hành quyết định tuyên bố phá sản: Cuối cùng là thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản và Luật Thi hành án dân sự.
Quý khách nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr.Nhật Nam qua hotline: 0968.356.575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!