Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. (Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010). Vậy điều kiện nhận nuôi con nuôi được pháp luật quy định ra sao? Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Điều kiện nhận nuôi con nuôi. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.
- Cơ sở pháp lý
– Bộ luật dân sự 2015
– Luật nuôi con nuôi 2010
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Nội dung
Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về Điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.”
Như vậy, theo quy định trên, người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo quy định tại điều 20, 22, 23, 23 BLDS 2015 một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi khi họ từ đủ18 tuổi trở lên và không phải là người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai, người nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên.
Pháp luật quy định như vậy nhằm tạo ra sự cách biệt về thế hệ giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, tránh được tình trạng lạm dụng tình dục đối với người được nhận nuôi. Quy định như vậy cũng vì ở độ tuổi này họ đã hoàn thiện về tâm sinh lý và nhận thức, và ở độ tuổi này họ mới có đủ khả năng tài chính, kinh nghiệm tâm lý để gánh vác nghĩa vụ của cha mẹ đối với con.
Thứ ba, phải có tư cách đạo đức tốt. Ví dụ như những người bài bạc, có lối sống buông thả, đồi trụy…được coi là những người có đạo đức không tốt.
Thứ tư, người nhận con nuôi phải là người có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Điều kiện thực tế nói ở đây là điều kiện mang tính tổng hợp. Nó có thể bao gồm nhiều điều kiện khác nhau như khả năng sức khỏe, điều kiện về mặt kinh tế, tài chính, khả năng thu nhập của người nhận nuôi, quỹ thời gian họ có thể bỏ ra để thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
Để được tư vấn về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRÂN TRỌNG!