Việc đăng ký kết hôn là sự tự nguyện của hai cá nhân, tuy nhiên khi hai cá nhân muốn tiến tới hôn nhân cần đăng ký kết hôn đúng theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hồng Bàng xin chia sẻ với Quý độc giả một số quy định của pháp luật về hậu quả và cách xử lý của việc kết hôn trái pháp luật.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014,
2. Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền:
Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền là việc hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước không có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Và theo khoản 1, Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trường hợp kết hôn này sẽ không được được công nhận và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hậu quả và cách xử lý đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền:
Căn cứ điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước”.
Như vậy, việc kết hôn không đúng thẩm quyền mà có yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn và yêu cầu hai bên thực hiện lại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ như: anh A và chị B là công dân Việt Nam, sinh sống và làm việc ở Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền là UBND cấp xã, phường nơi anh A hoặc chị B cư trú. Quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.
TRÂN TRỌNG!