Kết hôn là sự thỏa thuận tự nguyện của hai cá nhân, đồng thời đúng quy định của pháp luật. Vậy nếu kết hôn trái pháp luật thì sao?. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hồng Bàng xin chia sẻ với Quý độc giả một số quy định của pháp luật xử lý việc kết hôn trái pháp luật.
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015,
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
2. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật:
- Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
- Trongtrường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
- Quyết định của Tòa án về việc hủykết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
3. Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật:
- Khi việc kết hôn trái pháp luật thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giả quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
TRÂN TRỌNG!