Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Căn cứ xác định một hành vi là xâm phạm quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.
Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền tài sản, do đó, nó có đầy đủ các đặc tính của quyền sở hữu tài sản nói chung, đó là: chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình và không ai được sử dụng tài sản đó nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu.
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp chỉ có thể là những cá nhân, tổ chức, đáp ứng các điều kiện tương ứng với từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, chủ sở hữu nhãn hiệu phải là những người có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu; chủ ở hữu nhãn hiệu tập thể chỉ có thể là một tổ chức (hội, hiệp hội ngành nghề); chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận chỉ có thể là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận đối với loại sản phẩm mang nhãn hiệu.
Những hành vi dưới đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:
- Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.
- Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mặc dù đã được chủ sở hữu thông báo bằng văn bản, yêu cầu chấm dứt,
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này,
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này (Điều 211.1 Luật SHTT)
TRÂN TRỌNG!