Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Quyền của người biểu diễn. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

Quyền của người biểu diễn là loại hình quyền được hầu hết luật pháp các quốc gia, trong đó có Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận và bảo hộ. Tuy nhiên tại Việt Nam do tính chất phức tạp của loại hình quyền này, cũng như do nhận thức của các chủ thể có liên quan còn hạn chế nên công tác bảo hộ quyền của người biểu diễn gặp nhiều khó khăn. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền của người biểu diễn, các chủ thể liên quan mà trước hết là người biểu diễn cần nắm vững các quy định pháp luật về quyền của người biểu diễn, cũng như lý giải được tại sao pháp luật công nhận quyền của người biểu diễn và điều kiện để buổi biểu diễn được bảo hộ.

Quyền của người biểu diễn được quy định cụ thể tại điều 29 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sđbs 2009), cụ thể người biểu diễn có các quyền sau:

1. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.

2. Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

b) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

3. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mụcđích phát sóng;

d) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền quy định tại khoản 3 Điều này phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật không quy định.

Và được hướng dẫn chi tiết tại điều 31 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan: 

“Điều 31: Quyền của người biểu diễn 

  1. Sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tạo ra các bản sao khác từ chính bản ghi âm, ghi hình đó.
  2. Sao chép gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tạo ra các bản sao khác không từ chính bản ghi âm, ghi hình đó như việc sao chép từ mạng thông tin điện tử, chương trình phát sóng, dịch vụ mạng bưu chính viễn thông liên quan và các hình thức tương tự khác.
  3. Truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình quy định tại điểm c khoản 3 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phổ biến cuộc biểu diễn chưa được định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngoài phát sóng.”

Và nguyên tắc thanh toán nhuận bút, thù lao được hướng dẫn bởi Điểm 1 Khoản 12 Nghị định 5/2011/NĐ-CP.

Để được tư vấn về các vấn đề thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng!