Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Hỏi: Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc

Trả lời:

Điều 146, Luật sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc, theo đó:

“1. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

a) Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;

b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại Điều 3.A.4.9 khoản (1)(d) của Phần này. Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thoả đáng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định. (Giá đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 24 Nghị định 103/2006/NĐ-CP)

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản (1) Điều này, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao trong trường hợp quy định tại Điều 3.A.3.19 khoản (2) của Phần này còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý;

b) Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển nhượng quyền đó, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ quyền đối với sáng chế phụ thuộc.”

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !