Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

 * Khái niệm tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu

1. Tác phẩm sân khấu:

 Điều 13 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn. Tác phẩm sân khấu bao gồm:

 + Kịch: Bộ môn nghệ thuật kể chuyện qua những lời đối thoại và động tác của những nhân vật. Hầu hết kịch đều được trình diễn bởi những diễn viên đóng vai những nhân vật trước một số khán giả ở một rạp hát. Kịch bao gồm kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm.

 + Xiếc: Xiếc hay Xiệc – bắt nguồn từ từ tiếng Pháp ” cirque ” , còn gọi là tạp kỹ, là nghệ thuật biểu diễn các động tác leo trèo, nhảy, nhào lộn, uốn dẻo…một cách đặc biệt tài tình, khéo léo của người, thú. Thông thường, để tăng phần hấp dẫn cho chương trình, xiếc được biểu diễn kết hợp với ảo thuật;

 + Múa: Bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể để phản ánh tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật múa chính là những hành động của con người trong đời sống, trong quá trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên. Từ đó, các động tác múa có những thay đổi, cải tiến, đi đến khái quát nghệ thuật;

 + Múa rối: Bộ môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật. Múa rối bao gồm rối nước, rối cạn,..

2. Tác phẩm điện ảnh:

Điều 14 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác.

3. Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh

Theo quy định tại Điều 21- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu như sau:

– Tác phẩm điện ảnh, sân khấu được sáng tạo bởi tập thể tác giả. Những người tham gia sáng tạo tác phẩm điện ảnh, sân khấu bao gồm: Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền sau:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

và các quyền khác theo thoả thuận được hưởng các quyền nhân thân đối với phần sáng tạo của mình

– Nhà sản xuất, đạo diễn, tác giả kịch bản có thể thoả thuận về việc thực hiện các quyền đặt tên tác phẩm điện ảnh và việc sửa chữa kịch bản tác phẩm điện ảnh.

– Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, dàn dựng tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, dàn dựng tác phẩm sân khấu có thể thoả thuận về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !