Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.
- Cơ sở pháp lý:
– Luật đất đai năm 2013;
– Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai ngày 10 tháng 11 năm 2014.
- Nội dung cụ thể:
Đối tượng bị xử phạt (Điều 2 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định của Nghị định này gồm các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai hoặc trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này:
a) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
b) Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức);
c) Cơ sở tôn giáo.
Tổ chức, cá nhân được áp dụng quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật không thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Hình thức xử phạt (Điều 4 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)
III. Xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính (Điều 5 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)
1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Từ Điều 6 đến Điều 30 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)
– Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Lấn, chiếm đất;
– Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;
– Không đăng ký đất đai;
– Tự ý chuyển quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện quy định;
– Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở;
– Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà không đủ điều kiện;
– Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê mà không đủ điều kiện;
– Tự ý bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện;
– Tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm;
– Tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện của hộ gia đình, cá nhân;
– Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện đối với đất có điều kiện;
– Tự ý chuyển quyền và nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo;
– Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà không đủ điều kiện;
– Tự ý nhận chuyển quyền vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
– Tự ý nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định tại Điều 169 của Luật Đất đai;
– Chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở;
– Vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính;
– Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất;
– Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân;
– Vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính (Điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)
- Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành đất đai (Điều 32 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác (Điều 33 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)
Trân trọng !