Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai trong cơ chế thị trường hiện nay. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.
Ở Việt Nam, đất đai là tài sản chung của quốc gia và Nhà nước đại diện cho nhân dân thực hiện quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của toàn bộ đất đai trên lãnh thổ. Điều đó được thể hiện ở Điều 53 Hiến pháp năm 2013 và Điều 4 Luật đất đai năm 2013 Vì vậy có thể coi hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân chính là việc hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước, cơ chế quản lý của Nhà nước đối với đất đai.
Đối với việc hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân trong cơ chế thị trường hiện nay, cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất, pháp luật đất đai cần phải được xây dựng, bổ sung toàn diện và ổn định trong thời kỳ dài với mức độ sâu sắc hơn. Thống nhất các quy định về đất đai cần được ghi nhận trong một “Bộ luật đất đai”, không nên quy định rải rác ở Bộ luật dân sự và một số luật liên quan (Luật nhà ở, Luật xây dựng v..v).
Pháp luật đất đai cần phải thể hiện rõ nội dung kinh tế trong quản lý và sử dụng đất tạo điều kiện cho thị trường bất động sản hình thành và phát triển một cách lành mạnh. Quy định hợp lý hơn về giá đất, góp phần thúc đẩy các hoạt động tài chính đất đai trong một trật tự nhất định.
Thứ hai, công tác quy hoạch việc sử dụng đất phải được thực hiện có hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Quy hoạch phải được công khai. Trong việc quy hoạch phải có quá trình tham gia ý kiến của nhân dân, tránh tình trạng thiếu công khai là một trong những nguyên nhân của tệ nạn tham nhũng, hối lộ gây nhiều bức xúc trong suốt thời gian vừa qua.
Thứ ba, các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai phải nâng cao năng lực, trình độ quản lý sử dụng phối hợp có hiệu quả các công cụ quản lý.
Thứ tư, cần thay đổi cơ chế giao đất. Việc quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với doanh nghiệp, Nhà nước chủ yếu thực hiện theo cơ chế “xin – cho”. Thực chất là chưa chú trọng các yếu tố kinh tế của đất đai, chưa thực sự thấy được đất đai là hàng hóa đặc biệt trong cơ chế thị trường. Từ đó, việc giao đất không thu tiền sử dụng đất cũng tạo điều kiện cho tham nhũng, hối lộ gia tăng trong khi Nhà nước không thu được thuế cho ngân sách.
Trong văn kiện Đại hội Đảng IX nêu rõ: “Phát triển thị trường bất động sản trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển quyền sử dụng đất…, mở rộng thị trường bất động sản cho các thành phần kinh tế, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam tham gia đầu tư…”. Đây có thể cao là một xu hướng hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Trân trọng !