Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Tình huống: Năm 1979, gia đình ông A được cơ quan B phân cho một gian nhà cấp 4 diện tích 40m2. Năm 1996, cơ quan B tiến hành thanh lý nhà và đất cho các hộ gia đình đang ở, ông A đã trả toàn bộ tiền thanh lý cho cơ quan B. Tháng 8 năm 2004, UBND thành phố H (đô thị đặc biệt) tiến hành giải tỏa khu nhà ông A đang ở, đồng thời lên phương án đền bù cho mỗi m2 đất ở có giấy tờ hợp lệ là 13.000.000 đồng, trong khi đó giá chuyển nhượng trên thị trường ở vị trí nhà ông A tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và đền bù là 50.000.000 đ/m2, ông A và một số gia đình không đồng ý với mức giá đền bù trên. Theo anh/chị giá đền bù như vậy đã thỏa đáng chưa? Ý kiến của anh/chị như thế nào về việc đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay? Ông A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Giải quyết tình huống

Căn cứ vào khoản 2 điều 4 nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 có quy định thì : Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng; trường hợp tại thời điểm có quyết định thu hồi đất mà giá này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp.

 Do vậy nếu xét thấy giá đất bồi thường chưa sát với thực tế thì gia đình của ông A và một số hộ dân khác có quyền khiếu nại quyết định của UBND TP. H quyết định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất và tái định cư để giải phóng mặt bằng hoặc có thể khởi kiện vụ án hành chính ra tòa án để yêu cầu điều chỉnh giá đất hỗ trợ bồi thường cho phù hợp.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !