Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.

  • Trường hợp 1: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không được công chứng hoặc chứng thực hợp pháp

          Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:

          “3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

          Căn cứ theo quy định trên thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Hợp đồng tặng cho có thể tuyên hủy nếu chỉ được lập thành văn bản mà không được công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng này sẽ vô hiệu.

          Các trường hợp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (bản chất là một giao dịch dân sự) bị vô hiệu có thể là:

– Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội (Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2014)

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật dân sự năm 2014)

– Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2014)

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật dân sự năm 2014)

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2014)

– Giao dịch dân sự do người xác lập không nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình (Điều 128 Bộ luật dân sự năm 2014)

– Giao dịch dân sự do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2014)

  • Trường hợp 2: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng hoặc chứng thực hợp pháp thì không có cơ sở để tuyên hủy hợp đồng này.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !