Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Xử lý như thế nào về việc nhà xây liền kề bị nghiêng, lún? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.
Trả lời:
Một trong những yêu cầu thi công xây dựng công trình là bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
Trong trường hợp nhà xây liền kề bị nghiêng, lún, chúng ta áp dụng quy định tại Điều 119 Luật Xây dựng 2014 về Sự cố công trình xây dựng như sau:
1. Trong quá trình thi công xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm sau:
a) Kịp thời yêu cầu dừng thi công, vận hành, khai thác sử dụng công trình và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản;
b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có liên quan;
c) Bảo vệ hiện trường, trừ trường hợp phải khắc phục khẩn cấp để ngăn chặn thiệt hại.
2. Khi phát hiện, được thông báo về sự cố công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình.
3. Công trình có sự cố chỉ được thi công xây dựng hoặc tiếp tục vận hành, khai thác sử dụng khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sự cố cho phép.
4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu chi phí có liên quan, bị xử lý vi phạm hành chính; cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Người có nhà bị nghiêng, lún có thể làm đơn gửi tới Tòa án nhân dân quận, huyện để yêu cầu bồi thường. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Để xác định mức thiệt hại cụ thể để làm căn cứ bồi thường, bạn có thể thuê cơ quan xác định giá định giá thiệt hại.
Hồ sơ khởi kiện sẽ gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu)
– Chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có chứng thực hoặc công chứng)
– Các tài liệu chứng cứ, chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ, hợp pháp như: hồ sơ nhà đất, biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại,….
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).
Trân trọng !