Bạn đang mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển thương hiệu của công ty mình và quyết định lựa chọn thành lập chi nhánh công ty. Tuy nhiên bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, đối với hình thức công ty khác nhau thì cách thức có khác nhau không.
Tùy vào loại hình công ty của bạn là Công ty TNHH 1 thành viên hay TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần mà hồ sơ, thủ tục và mẫu hồ sơ để thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh có sự khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các gợi ý chung nhất về thủ tục thành lập chi nhánh công ty mà bạn có thể áp dụng cho hầu hết các tỉnh thành.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cùng khác Tỉnh, Thành (đối với công ty TNHH 1 thành viên)
- Thông báo việc đăng ký hoạt động của chi nhánh
- Quyết định của Chủ sở hữu thành lập công ty về việc đăng ký thành lập chi nhánh công ty
- Quyết định bổ nhiệm người quản lý đứng đầu chi nhánh
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, Hộ chiếu sao y công chứng của người đứng đầu chi nhánh (thời hạn công chứng không quá 03 tháng so với thời điểm nộp hồ sơ ).
- Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ trong trương hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp
- Đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề: Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
- Điều lệ công ty
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh ( đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần)
- Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh công ty
- Quyết định của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên) hoặc của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động chi nhánh
- Quyết định bổ nhiệm người quản lý đứng đầu chi nhánh
- Chứng minh nhân dân hoặc ,Căn cước công dân, Hộ chiếu sao y công chứng của người đứng đầu chi nhánh (thời hạn công chứng không quá 03 tháng so với thời điểm nộp hồ sơ )
- Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp)
- Đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề: Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
- Điều lệ công ty
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cách thức đăng ký thành lập chi nhánh công ty khác Tỉnh, Thành
– Bạn có thể đăng ký trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư
– Hoặc đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
– Lưu ý: nếu bạn ở Hà Nội bạn phải nộp hồ sơ online còn Tp.HCM bạn có thể nộp trực tiếp lẫn online.
Trình tự thực hiện nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh
Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ thì người đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Bộ phận nhận hồ sơ thành lập chi nhánh và trả giấy biên nhận. Sau đó Phòng Đăng ký doanh nghiệp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thành lập chi nhánh.
Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp cần tiến hành điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo đúng quy trình.
Ngược lại nếu hồ sơ của bạn hợp lệ và được chấp thuận thì Phòng Đăng ký doanh nghiệp giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp và sau đó sẽ nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Bước 3: Trả kết quả thành lập chi nhánh công ty
Doanh nghiệp đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo giấy hẹn (Nộp trực tiếp)
Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ đăng ký kinh doanh qua mạng mà không sử dụng chữ ký số công cộng thì sẽ Căn cứ thời gian hẹn trả kết quả, doanh nghiệp mang một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (bản giấy) kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh hoặc thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp – thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Phương thức tiếp cận dịch vụ của Công ty Luật Hồng Bàng
– Liên hệ trực tiếp với Luật sư. Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75
– Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email: lienheluathongbang@gmail.com