Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014

II. Quy định pháp luật về cổ đông với phần vốn góp.

1.Quyền của cổ đông với phần vốn góp.

Cổ đông của công ty cổ phần có quyền sở hữu phần vốn góp theo tỷ lệ mà mình cam kết góp vào công ty, vậy nên họ có đủ quyền hạn đối với vốn góp của mình do họ là chủ sở hữu của chúng, cụ thể là quyền được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phần vốn góp.

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản, trong trường hợp này là các quyền của chủ sở hữu với phần vốn góp vào công ty.

2.Chuyển nhượng phần vốn góp.

– Quy định chung về chuyển nhượng vốn góp:

Luật doanh nghiệp 2014 quy định rằng cổ đông phổ thông của công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng vốn góp trừ trường hợp trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và trường hợp Điều lệ công ty có hạn chế về việc tự do chuyển nhượng cổ phần. Đối với trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

– Các trường hợp được chuyển nhượng vốn góp đặc biệt:

+ Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.

+ Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

+ Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

Vậy nên theo quy định của điều 126 Luật doanh nghiệp về chuyển nhượng cổ phần, cổ đông có quyền sử dụng cổ phần để trả nợ.

3. Sử dụng vốn góp để trả nợ.

– Theo đó, cổ phần sẽ được chuyển nhượng cho người nhận trả nợ và người đó sẽ có quyền đối với phần vốn góp đó.

– Người nhận cổ phần trong các trường hợp này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật doanh nghiệp được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông bao gồm Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức.

 

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr. Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

Công ty Luật Hồng Bàng./.