Khi giám định pháp y nói chung, việc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là rất quan trọng, quyết định đến các vấn đề về pháp lý liên quan. Vậy cụ thể nội dung của vấn đề này như thế nào? Ngay sau đây, Công ty Luật Hồng Bàng sẽ đưa ra các thông tin chi tiết về tỷ lệ phần trăm tổn thương cụ thể được áp dụng trong quá trình giám định pháp y, giám định pháp ý tâm thần.
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 22/2019/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 28/08/2019 có hiệu lực kể từ 01/11/2019.
Nguyên tắc thực hiện việc giám định
– Giám định để xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể phải được thực hiện trên người cần giám định, trừ trường hợp người cần giám định đã bị chết, mất tích hoặc thuộc vào các trường hợp khác theo quy định pháp luật
– Giám định để xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được thực hiện trên hồ sơ nếu như người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc thuộc vào các trường hợp khác theo quy định pháp luật.
– Khi thực hiện giám định trên hồ sơ, tỷ lệ phần trăm thương tích cơ thể được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể.
– Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể phải được xác định tại thời điểm giám định.
Nguyên tắc thực hiện việc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
– Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của một người phải nhỏ hơn 100%
– Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể một lần. Nếu bộ phận này bị tổn thương nhưng gây ra biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.
– Trong trường hợp nhiều tổn thương cơ thể là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thì tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
– Khi tính tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể chỉ lấy đến hai chữ số của hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là số nguyên. Ví dụ: nếu kết quả cuối cùng là 14.8 thì được làm tròn lên thành 15.
– Khi tính tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc các bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể đối với bộ phận bị tổn thương hoặc các bệnh lý có sẵn đó. Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương mà phải cắt thận trái thì tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được tính như là mất cả hai thận.
– Khi thực hiện giám định, căn cứ vào các tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể.
– Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng mà nay bị tổn thương thì tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được tính bằng 30% tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của bộ phận đó.
– Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y, vừa phải giám định pháp y tâm thần, thì tổ chức giám định thực hiện việc giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
Việc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:
- a) T1 là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của tổn thương cơ thể thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được ban hành kèm theo Thông tư này).
- b) T2 là tỷ lệ phần trăm của tổn thương cơ thể thứ hai:
T2 = (100 – T1) x tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thứ 2/100;
- c) T3 là tỷ lệ phần trăm của tổn thương cơ thể thứ ba:
T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % tổn thương cơ thể thứ 3/100;
- d) Tn là tỷ lệ % của tổn thương cơ thể thứ n:
Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thứ n/100.
đ) Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
Ví dụ:
- a) Một đối tượng có thể có nhiều tổn thương:
Anh Nguyễn Văn A được xác định là có 3 tổn thương:
– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể từ 61 – 65%;
– Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là 41 %;
– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể từ 21 – 25%.
Vận dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của anh Nguyễn Văn A được tính như sau:
– T1 = 63% (tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ tổn thương cơ thể là 63%).
– T2 = (100 -63) x 41/100% = 15,17%.
– T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ 1, tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được quy định trong Thông tư này từ 21% – 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là 22%, thì tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của anh A được tính là:
T3 = (100 – 63 – 15,17) x 22/100 % = 4,80%
Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của anh Nguyễn Văn A là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của anh Nguyễn Văn A là 83%.
- b) Một người cần phải giám định tại hai tổ chức: (1) Giám định pháp y và (2) Giám định pháp y tâm thần:
Ông Nguyễn Văn B (ông B) đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là 45% (T1).
Sau đó ông B đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, tổ chức này kết luận tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là của ông B là 37%, tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của ông B như sau:
T1 đã được xác định là 45 %; T2 được xác định như sau:
T2 = (100 – 45) x 37/100 = 20,35 %.
Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của ông B là = (T1+T2).
Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của ông Nguyễn Văn B là: 45 % + 20,35 % = 65,35 %.
Kết luận: Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của ông Nguyễn Văn B là 65 %.
Bảng tỷ lệ phần trăm thương tích
Bảng tỷ lệ phần trăm thương tích được ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BYT. Bạn đọc có thể tìm hiểu văn bản pháp luật này để tra cứu thông tin chi tiết. Theo đó, Thông tư này ban hành 4 bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể, bao gồm:
– Bảng 1: Thương tích cơ thể do thương tích
– Bảng 2: Thương tích cơ thể do bệnh, tật
– Bảng 3: Thương tích cơ thể do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não
– Bảng 4: Thương tích cơ thể do bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do bệnh, rối loạn tâm thần và hành vi sử dụng trong giám định pháp y
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!