Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Bảo vệ có phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị mất xe ở trường không? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005

2. Quy định của pháp luật

Về trách nhiệm của bảo vệ trong trường hợp xe của giáo viên bị mất thì cần phải căn cứ vào hợp đồng làm việc giữa bảo vệ và nhà trường.

Có hai trường hợp xảy ra:

Thứ nhất, bảo vệ có ký hợp đồng làm việc với nhà trường, theo đó thì bảo vệ có trách nhiệm trông giữ xe của cán bộ, công nhân viên chức của nhà trường. Khi đó, căn cứ vào Điều 559 Bộ luật Dân sự quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản

“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”

Như vậy thì giữa giáo viên và nhà trường có tồn tại hợp đồng gửi giữ tài sản, theo đó thì nhà trường nhận tài sản của giáo viên để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho giáo viên. Cụ thể hơn về việc tồn tại hợp đồng gửi giữ tài sản này thì giáo viên có thể căn cứ vào việc nhà trường thu tiền gửi xe hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức của trường, hay việc nhân viên bảo vệ đưa vé xe và chỉ nơi để xe cho giáo viên…

Hơn thế nữa, căn cứ vào Điều 562 Bộ Luật dân sự quy định về nghĩa vụ của bên giữ tài sản thì

“Bên giữ tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo quản tài sản như đã thoả thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ;

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản, nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi;

3. Báo kịp thời bằng văn bản cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu huỷ tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí;

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”

Theo đó trong trường hợp nếu giáo viên gửi xe tại nhà trường mà bị mất xe thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho giáo viên. Ở đây, giáo viên có thể yêu cầu nhà trường bồi thường thiệt hại theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người của pháp nhân gây ra tại điều 618, bộ luật dân sự 2005, còn nhân viên bảo vệ là người làm công, trách nhiệm bồi thường không phát sinh trực tiếp giữa giáo viên và nhân viên bảo vệ. Tuy nhiên cũng có trường hợp trách nhiệm bồi thường phát sinh giữa giáo viên và nhân viên bảo vệ, điều này phụ thuộc vào nội dung hợp đồng giữa nhân viên bảo vệ và nhà trường.

Thứ hai, trong trường hợp nhà trường không nhận gửi giữ xe, nhà trường đã có thông báo rõ ràng về trách nhiệm tự bảo quản tài sản của cán bộ, công nhân viên chức trong nhà trường, và nhân viên bảo vệ cũng đã nói rõ ràng về việc không chịu trách nhiệm nếu bị mất mát tài sản mà giáo vẫn để xe gửi giữ ở nhà trường, thì trong trường hợp này, nhân viên bảo vệ và nhà trường không có nghĩa vụ phải liên đới chịu trách nhiệm về việc mất mát tài sản của giáo viên.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !