Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là gì? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

Trong Công ước Paris, bảo hộ QSHCN bao gồm các đối tượng là sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa, cũng như việc ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh.

Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “bảo hộ” được hiểu theo nghĩa thông thường là “che chở, không để bị hư hỏng, tổn thất”. Việc bảo hộ luôn được gắn với sự quản lý của nhà nước thông qua các giải pháp để bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ bằng chính sách, pháp luật mà mỗi quốc gia dành cho công dân hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động, cư trú ở nước đó.

Theo TS. Nguyễn Thanh Tâm: bảo hộ QSHCN được hiểu là việc nhà nước, bằng những quy định của pháp luật, xác lập QSHCN, xác định những hành vi bị coi là xâm phạm QSHCN và quy định những biện pháp xử lý những hành vi vi phạm đó. Trong Luật SHTT, nội dung nhà nước bảo hộ đối với QSHCN là các quy định về việc bảo hộ QSHCN tại các cơ quan quản lý nhà nước như: các điều kiện bảo hộ, nội dung quyền SHCN, giới hạn QSHCN, thời hạn bảo hộ QSHCN, chuyển giao QSHCN, chứng nhận QSHCN…qua đó nhà nước đảm bảo quyền sở hữu với các đối tượng của QSHCN cho các cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ hoặc được thừa nhận. Hoạt động bảo hộ dưới góc độ của quản lý nhà nước đó chính là việc xác lập quyền cho các chủ sở hữu QSHCN theo quy định của pháp luật. QSHCN được nhà nước bảo hộ bằng các chính sách và hệ thống pháp luật về QSHCN.

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội thì: bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ sản phẩm trí tuệ, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể QSHCN như tác giả, chủ văn bằng bảo hộ và người sử dụng hợp pháp đối tượng QSHCN.

Tóm lại, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là bằng những quy định của pháp luật, Nhà nước xác định những hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và quy định các biện pháp xử lý những hành vi vi phạm đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác trong hoạt động sở hữu công nghiệp.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

TRÂN TRỌNG!