Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Các loại chủ thể quan hệ pháp luật đất đai. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

Trả lời

Quan hệ pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người, được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo bằng cưỡng chế Nhà nước.

Trên cơ sở quan niệm như vậy, quan hệ pháp luật đất đai có các đặc điểm sau:

– Quan pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người (các quan hệ xã hội). Quan hệ này có thể là quan hệ phát sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất, quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai;

– Quan hệ pháp luật đất đai phải là loại quan hệ được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh, quy định cho các bên trong quan hệ có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định;

– Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước.

Một trong các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đất đai là yếu tố chủ thể. Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai là các chủ thể dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật mà tham gia vào một quan hệ pháp luật đất đai để hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong quan hệ đó. Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai gồm có Nhà nước và người sử dụng đất.

Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua các cơ quan nhà nước.

Chủ thể sử dụng đất là người đang thực tế chiếm hữu đất đai do Nhà nước giao, cho thuê, cho phép nhận quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Các chủ thể sử dụng đất này gồm các tổ chức trong nước; cá nhân, hộ gia đình trong nước; cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;  Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (Điều 5 Luật Đất đai năm 2013).

Chủ thể đang thực tế chiếm hữu đất đai được phân chia thành: chủ thể đã có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất (đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất (chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận); và chủ thể không đủ giấy tờ theo quy định nhưng được công nhận quyền sử dụng đất.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !