Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Căn cứ để phân loại đất. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

Cơ sở pháp lý: Điều 10 Luật đất đai năm 2013

Nội dung cụ thể:

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Quy định của Luật đất đai năm 2013 về căn cứ phân loại đất là rất hợp lý, đã khắc phục được một số điểm yếu của Luật đất đai năm 2003 như:

– Bỏ loại đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi và gộp loại đất này chung vào loại đất trồng cây hàng năm khác, vì loại đất này không phổ biến và có chế độ quản lý như các loại đất trồng cây hàng năm khác.

– Tách đất công trình sự nghiệp trong loại đất trụ sở thành loại đất riêng và gộp với các công trình văn hóa, y tế, giáo dục,…, vì quy định hiện hành còn trùng lặp giữa đất công trình sự nghiệp (tại điểm b khoản 2) với đất cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục,… (tại điểm đ khoản 2). Hơn nữa để đất cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục,… trong đất công cộng không còn phù hợp nữa do nhiều cơ sở đã và đang được xã hội hóa nên không còn tính chất công cộng nữa.

– Sửa loại đất chi tiết trong “Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp”.

– Sửa tên gọi loại Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng thành Đất cơ sở tôn giáo để thống nhất nguyên tắc phân loại theo mục đích sử dụng mà không phân theo loại đối tượng.

 – Sửa “Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ” thành “Đất tín ngưỡng”. – Quy định chi tiết điểm k khoản 2. Luật hóa quy định của Chính phủ.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !