Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật ra ngoài tỉnh. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575
Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ.
Công dân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định đã được công khai.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ.
a- Địa điểm tiếp nhận: Phòng Chẩn đoán chống dịch Chi cục thú y.
b- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định) – Chủ hàng đăng ký nộp hồ sơ trước 2 ngày
c- Trình tự tiếp nhận: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định thì nhận và viết giấy hẹn giao người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không đúng theo quy định thì hướng dẫn cho người nộp hồ sơ biết để làm lại.
Bước 3. Xử lý hồ sơ.
– Kiểm dịch viên động vật được Phòng Chẩn đoán chống dịch giao xử lý hồ sơ.
Kiểm tra nội dung hồ sơ.
– Trong phạm vi 01 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, bộ phận kiểm dịch động vật có trách nhiệm xác nhận đăng ký kiểm dịch và thông báo về thời gian, địa điểm, nội dung kiểm dịch.
– Sau khi thực hiện việc kiểm dịch, nếu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, đã được tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác và có miễn dịch thì kiểm dịch viên động vật thực hiện:
a) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;
b) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo ít nhất 06 giờ trước khi bốc xếp hàng để vận chuyển;
c) Trong ngày bốc xếp hàng, kiểm dịch viên động vật thực hiện: Kiểm tra lâm sàng
động vật; kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng (đối với động vật không áp dụng biện pháp đánh dấu); hướng dẫn chủ hàng vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu cách ly kiểm dịch, nơi bốc xếp động vật.
d) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước khi vận chuyển. Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: Giấy chứng nhận kiểm dịch; bảng kê mã số đánh dấu động vật theo quy định;
– Trường hợp động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y kiểm dịch viên động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
Bước 4. Trả kết quả.
a- Địa điểm: Tại địa điểm kiểm dịch
b- Thời gian: Không quá 24 giờ trước khi vận chuyển
c- Trình tự: Người đến nhận kết quả nộp phí, nộp phiếu hẹn, nhận biên lai thu tiền và nhận kết quả.
Cách thức thực hiện:
Tại Phòng Chẩn đoán chống dịch, Chi cục thú y, Bộ phận kiểm dịch động vật hướng dẫn chủ hàng đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch và tiến hành kiểm dịch ngay trong ngày động vật được tập trung tại khu cách ly kiểm dịch.
Hồ sơ.
a, Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Giấy đăng ký kiểm dịch động vật vận chuyển : 02 bản chính theo mẫu quy định.
– Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có): 01 bản phô tô
– Bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có). 01 bản phô tô
b, Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính
Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Tỉnh, thành phố, Sở Nông nghiệp & PTNT.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng chẩn đoán chống dịch Chi cục Thú y Tỉnh, thành phố , Sở Nông nghiệp & PTNT.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có
Giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi tỉnh
Phí, lệ phí: Theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20/01/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y. (Có Biểu mức thu gửi kèm vì rất nhiều loại sản phẩm)
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH1 có hiệu lực ngày 01/10/2004.
– Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
– Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/03/2006 của bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.
– Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20/01/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575