Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Miễn giảm thủy lợi phí. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575
Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:
Chủ vật thể chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định đã được công khai.
Chủ vật thểhoặc người được chủ vật thể uỷ quyền phải thực hiện khai báo trước ít nhất 24 giờ với cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu hoặc trạm KDTV trước khi xuất khẩu vật thể.
Bước 2.Tiếp nhận hồ sơ:
- Địa điểm tiếp nhận:
Trạm Kiểm dịch thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Tổ kiểm dịch cửa khẩu quốc tế.
- Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo qui định).
- Trình tự tiếp nhận:
+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3. Xử lý hồ sơ:
– Cán bộ kiểm dịch thực vật kiểm tra hồ sơ và tiến hành làm thủ tục Kiểm dịch:
+ Kiểm tra vật thể;
+ Lấy mẫu theo quy định;
+ Phân tích giám định dịch hại trong phòng thí nghiệm;
– Nếu lô hàng không có dịch hại Kiểm dịch thực vật thì làm thủ tục báo cáo trưởng trạm Kiểm dịch thực vật quyết định theo sự uỷ quyền của Cục bảo vệ thực vật.
– Nếu lô hàng có dịch hại thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ thì Trạm Kiểm dịch thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật phải báo cáo Chi cục Kiểm dịch thực vậy vùng VI, đồng thời hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện các biện pháp xử lý như: tái chế, thải loại, làm sạch, khử trùng, trả về nơi xuất xứ, tiêu huỷ và các biện pháp khác nhằm diệt trừ triệt để dịch hại thuộc diện điều chỉnh.
Bước 4. Trả kết quả:
- Địa điểm:
Tổ kiểm dịch cửa khẩu quốc tế, Trạm Kiểm dịch thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thời gian trả:
24 giờ kể từ lúc kiểm tra vật thể, trường hợp không thể cấp được trong thời hạn trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.
- Trình tự trả:
+ Đến hẹn, người nhận giấy chứng nhận đem phiếu hẹn đến Tổ kiểm dịch cửa khẩu quốc tế nộp tiền và nhận biên lai tại Tổ kiểm dịch cửa khẩu quốc tế. Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy uỷ quyền
Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Tổ kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu quốc tế.
Hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Giấy đăng ký kiểm dịch: 01 bản chính có mẫu
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (chính).
Thời hạn giải quyết
24 giờ sau khi kiểm tra vật thể.Trường hợp không thể cấp được trong thời hạn trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VI, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, thành phố
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổ kiểm dịch tại cửa khẩu quốc tế, Trạm Kiểm dịch thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, thành phố
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đăng ký kiểm dịch
Phí, lệ phí
Lô hàng có khối lượng nhỏ:
* Lô hàng thương phẩm:
– <1kg: 10.000đ
– 1-10kg: 30.000đ
– >10kg: Theo mục b
* Lô hàng dùng làm giống:
– ≤ 1kg: 90.000đ
– >1kg: Theo mục b.
* Đối với lô hàng là cây giống, cành ghép, mắt ghép, hom giống:
– ≤ 10 cá thể: 15.000đ
– 11-100 cá thể: 40.000đ
– 101-1000 cá thể: 80.000đ
– > 1000 cá thể: 150.000đ
Lô hàng có khối lượng lớn (tấn, m3):
– <1: 276.000đ – 91-100: 403.000đ
– 1-5: 283.000đ – 101- 120: 418.000đ
– 6-10: 290.000đ – 121-140: 428.000đ
– 11-15: 297.000đ – 141-160: 438.000đ
– 16-20: 304.000đ – 161- 180: 448.000đ
– 21-25: 311.000đ – 181-200: 458.000đ
– 26-30: 318.000đ – 201-230: 478.000đ
– 31-35: 325.000đ – 231-260: 488.000đ
– 36-40: 332.000đ – 261-290: 498.000đ
– 41-45: 339.000đ – 291-320: 508.000đ
– 46- 50: 346.000đ – 321-350: 518.000đ
– 51-60: 363.000đ – 351- 400: 528.000đ
– 61-70: 373.000đ – 401-450: 538.000đ
– 71-80: 383.000đ – 451- 500: 548.000đ
– 81-90: 393.000đ
Lô hàng có khối lượng trên 500 tấn, m3 được phân lô theo hầm tầu, kho để kiểm dịch và tính phí kiểm dịch hoặc cộng thêm phí kiểm dich phần còn lại ( phí giấy tờ đối với cả lô hang không đổi ) với phí kiểm dịch của lô 500 tân, m3.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ( trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) thu thêm 100% mức thu theo phụ lục này.
Phí giám sát kiểm tra việc xử lý khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được tính bằng 50% mức thu theo phụ lục này.
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính
Giấy chứng nhận
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính
– Chủ vật thể hoặc người được chủ vật thể uỷ quyền phải thực hiện khai báo trước ít nhất 24 giờ với cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất trước khi vật thể quá cảnh vào cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam.
– Vật thể khi quá cảnh hoặc lưu kho bãi trên lãnh thổ Việt Nam phải được cơ quan Kiểm dịch thực vật Việt Nam đồng ý.
– Vật thể quá cảnh phải được đóng gói theo đúng quy cách hàng hoá đảm bảo không để lây lan sinh vật gây hại trong quá trình vận chuyển và lưu kho bãi.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH 10, ngày 8/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
– Nghị định số 02/2007/NĐ-CP, ngày 5/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Kiểm dịch thực vật.
– Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 1/11/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNTban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộcdiện kiểm dịch thực vật.
– Thông tư số 110 /2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính qui định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
– Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT số 16/2004/QĐ/BNN-BVTV ngày 20/4/2004 về việc cấp giấy kiểm dịch thực vật..
– Thông tư 88/2007/TT-BNN, ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa.
Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575