Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575

Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính

– Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân tập hợp đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Thông tin và Truyền thông.

+ Bước 2: Phòng Báo chí và Xuất bản nghiên cứu trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính này.

+ Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Thông tin và Truyền thông.

– Cách thức thực hiện:

+ Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh theo mẫu quy định.

+ Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực một trong các loại giấy: Quyết định thành lập; giấy phép hoạt động; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép là cơ quan Đảng, Nhà nước không bắt buộc phải nộp một trong các loại giấy quy định tại Điểm này.

+ 03 (ba) bản thảo tài liệu in trên giấy có đóng dấu tại trang tên tài liệu và dấu giáp lai của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép; trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam phải kèm theo bản dịch tiếng Việt. Đối với tài liệu để xuất bản điện tử phải có thiết bị lưu trữ dữ liệu chứa toàn bộ nội dung tài liệu với định dạng tệp tin không cho phép sửa đổi.

Ngoài thành phần hồ sơ quy định nêu trên còn phải có ý kiến xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ chức đứng tên tổ chức hội thảo, hội nghị đối với trường hợp xuất bản tài liệu là kỷ yếu hội thảo, hội nghị; ý kiến xác nhận bằng văn bản của cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành nghề đối với trường hợp xuất bản tài liệu là kỷ yếu ngành nghề quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP.

Đối với tài liệu là lịch sử Đảng, chính quyền địa phương phải có văn bản thẩm định nội dung của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; 03 bản thảo tài liệu có đóng dấu giáp lai của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Đối với tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương phải có ý kiến của tổ chức đảng, cơ quan cấp trên.

Đối với tài liệu của các đơn vị quân đội, công an phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc (thời hạn theo quy định là 15 ngày làm việc)

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Thông tin và Truyền thông

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông

+ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

– Lệ phí: Không thu

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khaiMẫu số 14 – Phụ lục I (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Xuất bản.

+ Nghị định 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

+ Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ hướng dẫn Luật Xuất bản.

Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575