Người chậm nộp phạt vi phạm hành chính thì phải chịu trách nhiệm như thế nào? Có rất nhiều lý do khách quan và chủ quan dẫn tới việc chậm nộp tiền phạt. Khi đó, người chậm nộp phạt phải chịu trách nhiệm pháp lý. Cụ thể ra sao, hãy cùng Công ty Luật Hồng Bàng tìm hiểu nội dung chi tiết liên quan đến chậm nộp phạt vi phạm hành chính trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 153/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính
- Thông tư số 105/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính
Trách nhiệm pháp lý của người chậm nộp phạt vi phạm hành chính
Để đảm bảo quyết định xử phạt được thực thi, chủ thể có hành vi vi phạm phải tiến hành thực hiện quyết định đó trong một thời hạn nhất định. Nếu sau thời han đó, người vi phạm vẫn chưa thực hiện việc nộp phạt thì sẽ được coi là chậm nộp phạt. Trường hợp này được quy định cụ thể tại Thông tư số 153/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
Nếu quá thời hạn là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi ngày mà cá nhân, tổ chức này chậm nộp phạt thì phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Số ngày chậm nộp tiền phạt không loại trừ những ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định được tính kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.
Cách tính ngày chậm nộp phạt theo quy định của pháp luật
Trong trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì:
Ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 10 ngày (không loại trừ các ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày giao nhận quyết định xử phạt theo các quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp quyết định xử phạt được gửi thông qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm thì:
Ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 10 ngày (không loại trừ các ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo các quy định cụ thể tại Luật Bưu chính.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt không có xác nhận hay không xuất trình ngày giao nhận quyết định xử phạt, ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo hai trường hợp nêu trên mà không rơi vào trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì:
Ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 12 ngày (không loại trừ các ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong trường hợp người có trách nhiệm nộp phạt chứng minh được ngày nhận quyết định xử phạt và việc chứng mình này là hoàn toàn có cơ sở thì:
Các đơn vị Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt tính tiền chậm nộp thi hành quyết định xử phạt sau 10 ngày tính từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà người nộp phạt đã chứng minh;
Trong trường hợp người nộp phạt cố tình không nhận quyết định xử phạt thì:
Thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xử phạt, cưỡng chế thông báo cho các đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt về thời điểm được coi là giao quyết định xử phạt để Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt tính tiền chậm nộp phạt.
Trường hợp chủ thể bị xử phạt cố tình không nộp tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt thì:
Các đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi thực hiện việc thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trên quyết định xử phạt; cùng với đó thực hiện việc tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt và ghi rõ trên biên lai thu phạt số tiền chậm nộp tính đến ngày nộp tiền mà chủ thể bị xử phạt chưa nộp”.
Số tiền phải nộp khi chậm nộp phạt vi phạm hành chính
Để đơn giản hóa quy định trên, ta có thể tính số tiền phải nộp khi chậm nộp phạt vi phạm hành chính bằng công thức sau đây:
Tổng số tiền phải nộp = Số tiền chưa nộp + (Số tiền chưa nộp x 0.05% x số ngày chậm nộp)
Ví dụ: Anh A có hành vì vi phạm hành chính và phải nộp phạt số tiền là 300.000 đồng. Anh A đã quá thời hạn nộp phạt là 15 ngày. Số tiền anh A phải nộp là:
300000 + (300000 x 0.05% x 15) = 302250 (đồng)
=> Số tiền anh A phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thu phạt là 302.250 đồng
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Chậm nộp phạt vi phạm hành chính. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!