Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Hỏi: Anh B, chị H kết hôn trái pháp luật vào ngày 1/1/2010. Ngày 14/12/2013 Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật của B và H. Liên quan đến tài sản chung, B cho rằng toàn bộ tài sản có trong gia đình là của B vì được mua bằng tiền lương của B. H không đi làm mà chỉ ở nhà làm công việc nội trợ nên H không được nhận gì trong phần tài sản chung. H cho rằng dù mình ở nhà làm công việc nội trợ, nhưng những công việc đó giúp đỡ B rất nhiều để B có thể toàn tâm toàn ý làm việc tạo thu nhập, vì vậy nên B phải chia cho H 1 phần trong khối tài sản chung. Hai bên B và H không thể thỏa thuận được việc chia tài sản chung, họ làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung.Theo anh (chị) Tòa án giải quyết việc chia tài sản trên như thế nào? Tại sao?

Trả lời:

Theo quy định tại  Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc B và H khi tòa án tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật như sau:

“1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng;

  1. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn;
  2. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”

Dẫn chiếu tới Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình, pháp luật quy định:

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

  1. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Theo đó, Bvà H tự thỏa thuận, thống nhất cách thức phân chia tài sản chung đã cùng nhau tạo dựng được trong thời kỳ chung sống như vợ chồng. Trong trường hợp trên, B và H không thể tự thỏa thuận thì việc phân chia tài sản chung đó sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.

Điều 224 Bộ luật Dân sự quy định phân chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau: Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

Như vậy, việc chia tài sản chung giữa B và H không thể tự thỏa thuận được thì một trong các bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật viện dẫn trên đây.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !