Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Căn cứ pháp lý:

– Bộ Luật dân sự 2015

– Luật giao thông đường bộ

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Chở đào quất bằng xe máy có bị xử phạt không?

Theo điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 nghìn đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;”

Như vậy, theo quy định trên, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt nếu chở đào, quất cồng kềnh khi đi trên đường. Mức phạt đối với hành vi này là từ 400.000 – 600.000 nghìn đồng.

Ngoài ra, khi thực hiện hành kể trên mà gây tai nạn giao thông, người điều khiển xe máy sẽ vừa bị phạt tiền, vừa bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (theo điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định xử phạt vi phạm giao thông)

Chở đào quất bằng xe máy gây tai nạn, phải bồi thường thế nào?

Nếu chở đào quất quá cồng kềnh mà gây tai nạn cho người tham gia giao thông khác thì người lái xe máy chở đào quất sẽ phải bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.Với thiệt hại xảy ra do xe máy gây nên thì người điều khiển phương tiện sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường bao gồm:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:

  • Bồi thường tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Bồi thường lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Bồi thường chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

  • Bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng của người bị thiệt hại.
  • Bồi thường thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
  • Bồi thường chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
  • Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì bồi thường cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Xếp đào quất lên xe máy thế nào để không bị phạt?

Để không bị xử phạt khi chở đào quất bằng xe máy đi trên đường, người điều khiển phương tiện cần chú ý đảm bảo tuân thủ các quy định về xấp hàng hóa trên xe máy:

  • Đào quất xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không cản trở việc điều khiển xe (theo khoản 1 Điều 20 Luật Giao thông đường bộ).
  • Khi xếp hàng đào quất vượt phía trước và phía sau xe máy: Ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu (theo khoản 2 Điều 20 Luật Giao thông đường bộ).
  • Không được xếp đào quất vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp đào quất tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét (theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT).

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.