Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Cho phép thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575
Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính
– Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Cơ quan báo chí nộp hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Thông tin và Truyền thông.
+ Bước 2: Sở Thông tin và truyền thông có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc xin phép của cơ quan báo chí.
+ Bước 3: Cơ quan, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Thông tin và Truyền thông.
– Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.
+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần:
+ Văn bản đề nghị cho phép đặt cơ quan đại diện có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản báo chí.
+ Bản sao có xác nhận của cơ quan báo chí đối với Giấy phép hoạt động báo chí.
+ Sơ yếu lý lịch của người được cử làm người đứng đầu cơ quan đại diện và phóng viên thường trú.
+ Danh sách nhân sự của cơ quan đại diện.
+ Văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đại diện.
+ Bản sao có xác nhận của cơ quan báo chí đối với Thẻ nhà báo của người đứng đầu cơ quan đại diện và phóng viên thường trú.
* Số lượng: 01 (bộ) bản chính
– Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Thông tin và Truyền thông
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông
+ Cơ quan phối hợp: Không
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
– Lệ phí: Không thu
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện thành lập cơ quan đại diện
Cơ quan báo chí muốn thành lập cơ quan đại diện tại một địa phương phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có trụ sở để đặt cơ quan đại diện ổn định từ ba (03) năm trở lên.
b) Có phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật, tài chính đảm bảo cho hoạt động của quan đại diện.
c) Có nhân sự do một người đứng đầu là Trưởng cơ quan đại diện để chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của cơ quan đại diện.
Trưởng cơ quan đại diện phải là người trong biên chế chính thức của cơ quan báo chí, đã được cấp thẻ nhà báo.
- Tiêu chuẩn phóng viên thường trú
Phóng viên thường trú (thuộc cơ quan đại diện hoặc hoạt động độc lập) phải là người trong biên chế chính thức của cơ quan báo chí hoặc được cơ quan báo chí ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của Bộ luật Lao động; đã được cấp Thẻ nhà báo tại cơ quan báo chí xin đặt cơ quan đại diện hoặc có phóng viên thường trú; có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời hạn 01 năm tính đến khi cơ quan báo chí xin phép đặt cơ quan đại diện hoặc cử phóng viên thường trú.
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/02/2009.
+ Thông tư số 21/2011/TT-BTTTT ngày 13/7/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 13/2008/TT-BTTTT ngày 31/12/2008 hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí và Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2011.
Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575