Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Chung sống giữa những người đồng tính. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575. |
- Cơ sở pháp lý
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
- Nội dung
Việc cho phép người đồng tính kết hôn một cách hợp pháp là một vấn đề gây nhiều tranh luận gay gắt ở Việt Nam. Thực tế có rất nhiều ý kiến đưa ra có “nên hay không nên” cho phép những người kết hôn cùng giới tính.
Hôn nhân giữa những người cùng giới tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học, nhận thức được giới tính, có cùng chung sở thích, tình cảm, tâm tư, từ đó xuất phát tình yêu và tình dục. Những người cùng giới tính họ cũng mong ước giống như người bình thường đó là được chung sống trong một gia đình với người mình yêu, đượcq quan tâm, chăm sóc, do đó dẫn đến tình trạng kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Về hôn nhân đồng giới, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “cấm” kết hôn giữa những người cùng giới tính. Vì là hành vi “cấm” nên sẽ kéo theo những chế tài, xử phạt. Nhưng hiện nay Nhà nước và xã hội đã hiểu và cảm thông, tôn trọng, bởi lẽ con người không cho mình được quyền chọn giới tính, mà do bẩm sinh, họ cũng có quyền được sống là chính mình, có quyền được yêu, quyền mưu cầu hạnh phúc, cần sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, xã hội, cẩn được sự bảo vệ của pháp luật đối với những quyền con người tự nhiên của mình. Điều đó đã làm thay đổi suy nghĩ của những nhà làm luật, và được sửa đổi trong Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Từ ngày 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” và được quy định định cụ thể “không thừa nhận giữa những người cùng giới tính” được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Điều đó có thể hiểu rằng Nhà nước ta không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng cũng không cấm những người cùng giới tính tổ chức đám cưới, hôn lễ, về sống chung với nhau. Việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính này là việc không thể đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không được cấp giấy chứng nhận kết hôn hay việc chung sống của họ sẽ không được pháp luật thừa nhận.
Bên cạnh đó, hiện nay vấn đề kết hôn những người cùng giới tính cũng bỏ xử phạt việc kết hôn những người cùng giới tính. Nếu trước đây, theo Nghị định 87/2001/NĐ-CP đã hết hiệu lực, thì hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” được liệt vào những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, và bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng thì hiện nay theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, Hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì Điều 48 có quy định về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (mức phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng) thì hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” không còn được nêu ra. Như vậy, có thể thấy, Nghị định 110/2013/NĐ-CP cho thấy pháp luật không còn đặt nặng vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” thay thế Luật hôn nhân và gia đình 2000 có thể coi là một bước chuyển về mặt nhận thức và quan điểm của các nhà làm luật và đồng thời pháp luật đã có những bước tiến lớn, cởi mở hơn về việc quản lý một nhóm quan hệ hôn nhân ở Việt Nam, đã cho thấy phần nào sự nhượng bộ của Nhà nước.
Trân trọng !