Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Có được thi vào trường quân sự khi bố đã từng đi tù không? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật hiện hành, thì đến thời điểm này Bố bạn đã hoàn thành việc chấp hành hình phạt tù và đã được xóa án tích. ( căn cứ theo quy định Điều 65, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009).

Thứ 2, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 71/2011/TT-BCA về tuyển sinh đào tạo đại học, cao đẳng chính quy:
 
1. Học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, là Đảng viên hoặc Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thuộc đối tượng được thi tuyển
 
2. Điều kiện đăng ký dự thi đối với đối tượng trên:
 
a) Về trình độ văn hóa:
 
– Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 của Thông tư này phải tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề phải tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
 
– Trong những năm học trung học phổ thông đạt học lực từ trung bình trở lên, trong đó ba môn thuộc khối đăng ký dự thi vào các trường Công an nhân dân phải đạt từ 6,0 (sáu) điểm trở lên; riêng đối với học sinh ở các vùng KV1, học sinh là người dân tộc thiểu số, công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.
 
b) Về độ tuổi:
 
– Đối với học sinh, không quá 20 tuổi; riêng học sinh là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi (tính đến năm dự thi).
 
c) Tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị:
 
– Về tiêu chuẩn đạo đức: trong những năm học trung học phổ thông đạt yêu cầu về hạnh kiểm từ loại khá trở lên;
 
– Về phẩm chất chính trị: đảm bảo theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Công an đối với việc tuyển người vào lực lượng Công an nhân dân.
 
d) Về tiêu chuẩn sức khỏe: người dự thi không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; thể hình, thể trạng cân đối; không có dị hình, dị dạng; đối với nam về chiều cao từ 1,64m đến 1,80m và cân nặng từ 48 kg đến 75 kg; đối với nữ về chiều cao từ 1,58m đến 1,75m và cân nặng từ 45 kg đến 60kg; đối với học sinh thuộc vùng KV1, học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được hạ thấp 02 (hai) cm về chiều cao và 02 (hai) kg cân nặng; 
 
3. Thi tuyển: trong một năm, mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi vào 01 (một) ngành học ở một trường. Việc tổ chức thi tuyển vào từng ngành học ở từng trường được thực hiện theo hướng dẫn tuyển sinh hàng năm của Bộ Công an.
 
4. Điểm xét tuyển:
 
a) Thực hiện theo nguyên tắc lấy điểm thi cộng với điểm ưu tiên xét tuyển vào các trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo theo tỷ lệ thí sinh dự thi của các khối thi và không vượt quá chỉ tiêu đã được Bộ Công an giao. Trường hợp phương án xét tuyển vượt quá chỉ tiêu hoặc có bất hợp lý về tỷ lệ điểm xét tuyển giữa các khối, ngành học, trong việc xét tuyển gửi đào tạo tại các trường ngoài ngành (đối với các trường có chỉ tiêu) phải báo cáo Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để quyết định. Điểm xét tuyển không thấp hơn mức điểm sàn xét tuyển đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 
b) Các trường cao đẳng không tổ chức thi tuyển sinh; căn cứ kết quả điểm thi đại học và đăng ký nguyện vọng của thí sinh, các trường cao đẳng đề xuất phương án điểm xét tuyển trên cơ sở chỉ tiêu Bộ Công an giao. Điểm xét tuyển không thấp hơn mức điểm sàn xét tuyển cao đẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 
5. Thời hạn hoàn thành việc chấm thi, xác định điểm trúng tuyển, gửi giấy chứng nhận kết quả điểm thi cho thí sinh thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn tuyển sinh hàng năm của Bộ Công an.
 
Có thể thấy trong các văn bản pháp luật hiện hành không quy định rõ ràng vẻ tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức cũng như lý lịch gia đình và bản thân như thế nào. Và cũng có thể các quy định cụ thể về vấn đề này nằm trong các văn bản lưu hành nội bộ ngành, không công khai. Vì vậy, không thể biết chính xác được việc 1 người khi đã đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn khác nhưng có bố từng bị đi tù và đã được xóa án tích thì có được thi đại học khối các ngành công an không.

Tuy nhiên, trong kỳ thi tuyển sinh 2015 – 2016 vừa qua đã có nhiều trường hợp thí sinh đã gửi đơn yêu cầu Bộ công an xem xét lại và giải quyết trong việc vướng mắc lý lịch như: bố đi tù và đã được xóa tích, ông nội từng đi lính cho Pháp… Và cũng có 1 số trường hợp đó đã được chấp thuận và trúng tuyển vào các trường đại học khối ngành công an.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !