Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Quá trình diễn ra một phiên tòa có thể kéo dài, nhiều khó khăn và tốn kém. Vì vậy, nhiều vụ kiện cuối cùng đã được các bên quyết định giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Trên thực tế, trong số các loại vụ án lớn, các vụ việc liên quan đến trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (bao gồm cả cố ý và vô ý) có tỷ lệ hòa giải cao nhất, tiếp theo là các vụ việc liên quan đến hợp đồng, các vụ việc phân biệt đối xử và sau đó là các vụ tra tấn hiến pháp. Một nghiên cứu từ hạt phía đông của Pennsylvania đã cho thấy rằng tỷ lệ giải quyết cao nhất cho các vụ việc liên quan đến trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là 87,2%. Nếu bạn đang cân nhắc có nên hòa giải ngoài tòa án hay không, đây là bài phân tích cách thức hoạt động để giúp bạn quyết định vấn đề này.

Giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án là gì?

Giải quyết tranh chấp là việc các bên trong một vụ kiện thỏa thuận nhằm ngăn chặn sự kiện cáo và bất kỳ vấn đề kiện tụng nào khác phát sinh trong tương lai. Về cơ bản, đó là một thỏa hiệp, đó là lý do tại sao nó đôi khi được gọi là thỏa thuận thỏa hiệp. Thỏa thuận thỏa hiệp này được thay thế cho yêu cầu bồi thường, và các quyền và nghĩa vụ của hai bên sau đó được quy định do thỏa thuận giữa các bên.

Tại sao nhiều vụ án lại được thực hiện giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án?

Việc kiện tụng, ra tòa án để giải quyết tranh chấp trong một vụ án dân sự chống lại một bên khác, dù bạn tham gia với tư cách là nguyên đơn hay bị đơn, có thể rất căng thẳng và áp lực. Giải quyết tranh chấp trước phiên tòa có thể là lựa chọn tốt nhất để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Một số luật sư sẽ từ chối các trường hợp khi xét xử không hiệu quả về mặt chi phí.

Nhiều vụ kiện của tòa án được giải quyết tranh chấp ngay trước khi xét xử và tất nhiên, một số tiền đáng kể có lẽ đã được chuẩn bị để sẵn sàng cho việc đó. Số tiền này có thể trả cho:

  • Thời gian thưa kiện của luật sư.
  • Chi phí điều tra.
  • Việc lấy lời khai, kiểm tra, xác nhận.
  • Chi phí nộp đơn, tài liệu ra Tòa án.

Để xem xét những chi phí này, một nghiên cứu tại Đại học Denver đã trích dẫn ví dụ này:

“… trong khi một vụ án ô tô đơn giản có thể được giải quyết nhanh chóng sau khi khởi kiện và phải chịu phí ít hơn 10.000 đô-la, tổng chi phí của một vụ án như vậy cũng có thể vượt quá 100.000 đô-la cho mỗi bên nếu vụ án được đưa ra xét xử.”

Giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án: nên hay không nên?

Hãy xem xét những luận điểm sau khi đưa ra quyết định về giải quyết tranh chấp ngoài tòa án:

  • Căng thẳng và thời gian dừng hoạt động công việc: “Yếu tố căng thẳng” ở mỗi người là khác nhau, nhưng nếu vụ án đó khiến bạn phải tạm dừng công việc và điều đó gây ra sự tốn kém tiền bạc hoặc áp lực, stress đang giày vò bạn, thì việc giải quyết tranh chấp ngoài tòa án có thể là một sự lựa chọn khôn ngoan dành cho bạn.
  • Chi phí của phiên tòa: Khoản tiền công trả cho luật sư là một phần chi phí tương đối lớn. Quá trình xét xử một vụ án có thể kéo dài hàng tháng, nếu không muốn nói là hàng năm, tiêu tốn thời gian của bạn với tư cách là một người tham gia phiên tòa và gây ra áp lực lớn cho bản thân. Các chi phí có thể bao gồm phí chi trả cho luật sư, chi phí đề nghị trước xét xử, điều tra, lấy lời khai và thẩm vấn.
  • Phiên xét xử của thẩm phán so với phiên xét xử của bồi thẩm đoàn: Các phán quyết của bồi thẩm đoàn không chắc chắn bằng việc có một thẩm phán. Ví dụ, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bồi thẩm đoàn có xu hướng đồng cảm với bị cáo trong một số tình huống nhất định hơn là thẩm phán. Nếu bạn là nguyên đơn trong một phiên tòa của bồi thẩm đoàn, bạn có thể sẽ muốn được giải quyết tranh chấp ngoài tòa án nếu phiên tòa được trao cho bồi thẩm đoàn.
  • Tính chắc chắn của kết quả: Có lẽ lý do lớn nhất mà nhiều vụ án được giải quyết trước khi xét xử là kết quả của một phiên tòa rất khó để dự đoán. Tại sao lại phải dành ra rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức nếu có khả năng bạn không thắng kiện? Bạn hoặc bên còn lại có thể kháng cáo phán quyết xét xử, trong khi đó thỏa thuận giải quyết tranh chấp ngoài tòa án sẽ chấm dứt tranh chấp ngay và có giá trị ràng buộc đối với cả hai bên.

Một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án: Hòa giải

Như một cách để đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp, các bên trong vụ kiện có thể đồng ý hòa giải. Trong hòa giải, hai bên gặp gỡ hòa giải viên được đào tạo chuyên sâu để giúp hai bên đạt được thỏa thuận. Tại bất kỳ thời điểm nào trong vụ kiện trước khi xét xử, hai bên đều có thể thỏa thuận hòa giải; nếu việc hòa giải không có kết quả tốt, vụ kiện có thể tiếp tục được diễn ra.

Công ty Luật Hồng Bàng là đơn vị cung cấp các dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp uy tín và chất lượng với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Nếu quý khách hàng cần thêm thông tin chi tiết, giải đáp thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!