Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Căn cứ pháp lý:

– Luật Chuyển giao công nghệ 2017

– Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là gì

Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Đối tượng chuyển giao công nghệ

Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

– Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

– Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

– Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

– Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng trên.

Công nghệ bị hạn chế chuyển giao 

Các công nghệ bị hạn chế chuyển giao được pháp luật quy định như sau:

Công nghệ bị hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào và chuyển giao trong nước

– Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển

– Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

– Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen

– Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

– Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước

– Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm

– Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.

Công nghệ bị hạn chế chuyển giao ra nước ngoài

– Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam

– Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.

Chi tiết về danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP (bao gồm 40 công nghệ).

Công nghệ bị cấm chuyển giao 

Các công nghệ bị cấm chuyển giao được pháp luật quy định như sau:

Công nghệ bị cấm chuyển giao từ nước ngoài vào và chuyển giao trong nước

– Không đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học

– Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội; ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội

– Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

– Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

– Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Công nghệ bị cấm chuyển giao ra nước ngoài

Các công nghệ bị cấm chuyển giao ra nước ngoài là các công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp luật khác cho phép chuyển giao.

Chi tiết về danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP (bao gồm 50 công nghệ).

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.