Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Đăng ký khai tử cho người chết là người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575 |
Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a. Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả . b. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định). c. Trình tự tiếp nhận: Kiểm tra giấy tờ theo quy định pháp luật, người đến nộp hồ sơ phải xuất trình để đối chiếu (nếu có); sự đầy đủ, hợp lệ và nội dung hồ sơ: 1. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận. Viết Phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ trong các trường hợp sau: – Theo quy định, giải quyết trả ngay kết quả nhưng người nộp hồ sơ không chờ lấy kết quả hoặc người có thẩm quyền ký đi vắng. – Theo quy định, giải quyết sau 01 ngày trở lên mới trả kết quả hoặc trường hợp phải xác minh, kiểm tra lại trước khi thực hiện thủ tục hành chính. 2. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì viết giấy hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện cho đầy đủ theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn người đến nộp hồ sơ liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Bước 3. Xử lý hồ sơ 1. Trường hợp nội dung hồ sơ của công dân phù hợp với quy định của pháp luật: Cán bộ, công chức có quyền hạn và trách nhiệm giải quyết phải tiến hành ngay việc xử lý hồ sơ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền; yêu cầu, điều kiện để được cấp kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính. 2. Trường hợp nội dung hồ sơ của công dân không phù hợp với quy định của pháp luật, phải thông báo (bằng văn bản) cho công dân biết, nội dung thông báo nêu rõ lý do việc từ chối. Bước 4. Trả kết quả a. Địa điểm trả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. b. Thời gian trả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định). c. Trình tự trả: Công dân nhận kết quả (trường hợp viết Phiếu hẹn thì phải nộp lại trước khi nhận kết quả). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 3. Hồ sơ a) Thành phần hồ sơ bao gồm: 1. Giấy báo tử, hoặc giấy tờ thay thế cho Giấy báo tử : 01 bản chính. 2. Giấy tờ chứng minh là nhân khẩu thường trú tại xã: 01 bản chính, sau khi giải quyết trả lại (đối với trường hợp thường trú tại xã); trường hợp người chết không rõ tung tích không yêu cầu thủ tục này. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ 4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày tiếp nhận hồ sơ. 5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không. 6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân 7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: không 8. Phí, lệ phí: không 9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng tử 10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính: a) Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử; b) Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử; c) Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử; d) Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử; đ) Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử; e) Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử; g) Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Gìấy báo tử; h) Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan Công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử; i) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử; k) Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội khóa 11; – Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; – Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; – Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; – Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; – Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575 |