Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Quy định pháp luật về làm thêm giờ được hiểu như thế nào? tippmix radar Có rất nhiều những quy định liên quan tới làm thêm giờ trong bộ luật lao động, gây ảnh hưởng tới khả năng tìm hiểu quy định pháp luật của người lao động để bảo vệ cho quyền lợi của bản thân mình. bukméker wikipédia Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật Hồng Bàng gửi tới Quý khách hàng về quy định lao động liên quan tới làm thêm giờ.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019;
  • Nghị Định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Điều kiện làm thêm giờ

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. Theo Khoản 2 Điều 107 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Phải được sự đồng ý của người lao động.
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. tippmix sportfogadás meccs ajánló

Đối với yêu cầu phải được sự đồng ý của người lao động thì tại Điều 59 Nghị Định 145/2020/NĐ-CP cũng có quy định rằng trừ trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ Luật Lao Động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:

  • Thời gian làm thêm
  • Địa điểm làm thêm
  • <span style="font-family: 'times new roman'

    , times, serif”>Công việc làm thêm.

Đối với ngoại lệ tại Điều 108 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt và người lao động không thể từ chối trong những trường hợp như sau:

  • Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Thời gian làm thêm giờ

Điểm b, c Khoản 2 Điều 107 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định số giờ làm thêm của người lao động như sau:

  • Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 60 Nghị Định 145/2020/NĐ-CP có quy định ngoại lệ về tổng số giờ làm thêm. Theo Điều 107 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định rằng tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, 3 Điều này. Theo đó, Khoản 2,3 Điều này quy định như sau:

  • Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
  • Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

Ngoài các điểm a, b, c, d Khoản 3 Điều 107 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ thì tại Điều 61 Nghị Định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định một số trường hợp sau cũng được tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ:

  • Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoàn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
  • Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
  • Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.

Trên đây là một số quy định của pháp luật lao động liên quan tới làm thêm giờ.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!