Cơ sở pháp lý về công bố mỹ phẩm nhập khẩu
- Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về hoạt động quản lý mỹ phẩm quy định rõ hồ sơ, trình tự, thủ tục của thủ tục công bố mỹ phẩm trong nước và nhập khẩu
- Thông tư 32/2019/TT-BYT sửa đổi thông tư 06/2011/TT-BYT
- Công văn 1609/QLD-MP hướng dẫn phân loại mỹ phẩm và công bố tính năng mỹ phẩm
- Annex 2015 do Hiệp hội mỹ phẩm Asean ban hành , trong văn bản có quy định những chất cấm không được sử dụng trong mỹ phẩm, hàm lượng giới hạn các chất có chứa trong thành phần của mỹ phẩm….
Các mặt hàng phải thực hiện công bố mỹ phẩm
- Danh mục các mặt hàng phải công bố mỹ phẩm trước khi khi nhập khẩu vào Việt Nam được quy định rõ tại mục 1 điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT: Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
- Các sản phẩm không được coi là mỹ phẩm ví dụ như: bột giặt, nước xả vải, nước thơm xịt phòng, nước rửa kính, nước hoa dùng trong oto, nước tẩy bồn cầu, sản phẩm chống muỗi, Sản phẩm chống rụng tóc, xóa sẹo…
- Một số sản phẩm không được phân loại là mỹ phẩm: Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch ô xi già, cồn sát trùng 700, cồn 900, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm chống ngáy, gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp xúc với bộ phận sinh dục trong, dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù nề, chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc tóc/mọc lông mi, sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể, sản phẩm giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết thương, …
Quy định về nộp hồ sơ
– Trước 10/2015 : Nộp bản cứng trực tiếp tại Phòng công bố mỹ phẩm thuộc Bộ Y Tế
– Sau 10/2015-31/12/2016 : nộp online tại: http://congbomypham.cqldvn.gov.vn/Pages/homepage.zul do cục Dược quản lý
– Từ 1/1/2017 : nộp online tại: https://vnsw.gov.vn/ do Tổng Cục Hải quan quản lý
Hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu bao gồm những gì?
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do hay còn gọi là CFS (certificate of free sales): Mẫu này phải do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp và được hợp pháp hoá lãnh sự. Đây là tài liệu được kiểm tra và quản lý chặt chẽ vì gần như là tài liệu gốc của sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu. CFS ở mỗi nước thường khác nhau, có trường hợp khách hàng tự cấp CFS cho mình sẽ không được chấp nhận
Từ ngày 01/02/2020, hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu từ 6 nước thành viên mà hiệp định CPTPP đã phê chuẩn và có hiệu lực (Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada, Mexico và Úc) sẽ được miễn xuất trình CFS.
– Ủy quyền của hãng cho công ty nhập khẩu hoặc phân phối: Uỷ quyền nhập khẩu mỹ phẩm không có mẫu tuy nhiên phải đáp ứng quy định tại điều 6 thông tư 06/2011/TT-BYT. Giấy uỷ quyền phải ghi chính xác tên giống như CFS và đầy đủ tên của chủ sở hữu sản phẩm, tên đơn vị sản xuất, cam kết cung cấp hồ sơ PIF khi có kiểm tra…Tham khảo mẫu uỷ quyền công bố mỹ phẩm nhập khẩu chuẩn. Các doanh nghiệp thường làm sai uỷ quyền như: Không có thời hạn ủy quyền; trên ủy quyền công ty nước ngoài không nêu nội dung ủy quyền cho công ty ở Việt Nam đứng tên làm công bố mỹ phẩm tại Cục Dược hay Bộ Y tế; Không có phần chứng thực chữ ký cho người đại diện hãng ký ( phần nội dung xác minh người kí ủy quyền là đúng người, đúng hãng)
– Bảng thành phần của mỹ phẩm nhập khẩu: Bảng thành phần này phải kiểm tra trên Annex 2015 cụ thể các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm (Phụ lục II); Các chất dùng trong mỹ phẩm có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng (Phụ lục III). Nếu thành phần không đáp ứng sẽ không được cấp số công bố
– Còn lại là đăng ký kinh doanh để lập tài khoản hải quan một cửa; thông tin về dạng sản phẩm; công dụng của mỹ phẩm nhập khẩu; chữ ký và dấu của giám đốc (do cấp online nên sẽ cần bản scan chữ ký và dấu của giám đốc).
Cơ quan có thẩm quyền cấp công bố mỹ phẩm
Phòng quản lý mỹ phẩm – Cục quản lý dược (Bộ Y Tế)
Một số lưu ý khi làm thủ tục công bố mỹ phẩm
Thời gian thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm: Theo quy định, thời gian cấp số công bố mỹ phẩm là 8 ngày làm việc. Tuy nhiên trên thực tế khi gửi hồ sơ xong thường phải chờ phòng kế toán duyệt thông tin nộp phí nên thời gian tính từ lúc phòng kế toán duyệt phí và đẩy hồ sơ sang phòng chuyên môn. Thực tế sẽ từ 15 – 30 ngày mới hoàn thiện một thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu
Giá trị của bản công bố mỹ phẩm: Bản công bố mỹ phẩm có giá trị trong vòng 5 năm theo quy định
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Mr Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.