Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Căn cứ pháp lý:

  • Luật thương mại 2005
  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BÍ MẬT KINH DOANH

Luật Thương mại 2005 có định nghĩa: “Bí mật thương mại là Việc các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường được giữ kín và sử dụng làm lợi thế kinh doanh của một doanh nghiệp trong quan hệ cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.” Quyền sở hữu công nghiệp với bí mật kinh doanh, hay quyền sở hữu công nghiệp với bí mật thương mại có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không bị hạn chế về thời hạn bảo hộ: Nói cách khác, bí mật kinh doanh còn đáp ứng điều kiện được bảo hộ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh còn tồn tại, không bị khống chế về thời hạn. Chính đặc điểm này trở thành lí do vì sao việc bảo hộ bí mật kinh doanh lại hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư kinh doanh. Cùng là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ con người, cùng được bảo hộ không cần thông qua thủ tục đăng ký nhưng quyền tác giả lại bị giới hạn bởi thời hạn bảo hộ.

Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ với bí mật kinh doanh không đòi hỏi sự công nhận chính thức khả năng được bảo hộ, không đòi hỏi việc đăng ký thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không đòi hỏi việc thực hiện bất cứ một thủ tục mang tính chất hình thức hay việc trả lệ phí: Điều này cũng có ý nghĩa đối với việc lựa chọn phương thức bảo hộ bí mật kinh doanh cho đối tượng là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Việc bảo hộ không cần phải qua thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giúp cho chủ sở hữu bí mật kinh doanh không tốn thời gian, công sức và tiền bạc cho việc đăng ký bảo hộ.

PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ:

Khi phát hiện có chủ thể “đánh cắp” hoặc bộc lộ trái phép bí mật kinh doanh của mình; chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể thực hiện các hành vi sau đây để bảo hộ bí mật kinh doanh:

– Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên, dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có áp dụng các biện pháp luật định để xử lý các hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh; thì thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra chưa chắc có thể khắc phục đầy đủ. Do đó, các chủ thể sở hữu bí mật kinh doanh phải có các biện pháp, chiến lược quản lý và bảo hộ bí mật kinh doanh sao cho thích hợp. Cụ thể, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có gợi ý cho các doanh nghiệp sở hữu bí mật kinh doanh 10 chiến lược bảo hộ cơ bản; bao gồm:

– Nhận dạng bí mật kinh doanh: các doanh nghiệp nên cân nhắc khi quyết định coi một thông tin là bí mật thương mại. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các yếu tố như: phạm vi đã bộc lộ của thông tin; khả năng bảo mật thông tin; giá trị của thông tin đối với chính doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh; độ khó để người khác thu thập và tiếp cận thông tin…

– Xây dựng chính sách bảo hộ: chính sách bảo hộ bí mật kinh doanh phải minh bạch, rõ ràng; phải có khả năng chứng minh được các cam kết bảo hộ có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp phải tiến hành thủ tục tố tụng…

– Giáo dục nhân viên: phải hạn chế được việc bộc lộ thông tin do vô ý; đào tạo nội bộ nhân viên từ khi mới vào về ý thức bảo mật thông tin; thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra vi phạm…

– Hạn chế tiếp cận: chỉ nên bộc lộ bí mật kinh doanh đối với những người cần phải biết thông tin đó; và hạn chế sự tiếp cận của từng nhân viên vào cơ sở dữ liệu thông tin cần bảo mật…

– Đánh dấu tài liệu: xây dựng hệ thông đánh dấu tư liệu thống nhất và nâng cao hiểu biết của nhân viên để tránh vô ý bộc lộ thông tin.

– Cách ly và bảo bộ về mặt vật lý: có thể thực hiện các biện pháp như nộp lưu có khóa riêng biệt; kiểm soát truy cập; xé nhỏ thông tin; kiểm tra giám sát thường xuyên

– Cách ly và bảo hộ dữ liệu điện tử: như kiểm soát truy cập; mã hóa, xây dựng tường lửa; giám sát kiểm tra dữ liệu đi và đến…

– Hạn chế sự tiếp cận của công chúng với cơ sở: kiểm tra việc ra vào của khách; tiến hành theo dõi di chuyển của khách trong công ty…

– Đối với các bên thứ ba: lập hợp đồng bảo mật, hạn chế tiếp cận chỉ theo nhu cầu cần phải biết…

– Cung cấp tự nguyện: chia sẻ theo mức độ để khai thác; hạn chế tiếp cận của những đối tượng được cung cấp; thiết lập hợp đồng bảo mật…

Tóm lại; khi lựa chọn phương thức bảo hộ cho một sản phẩm trí tuệ, các doanh nghiệp cần xác định và đánh giá đúng đối tượng cần bảo vệ để có thể đưa ra quyết định phù hợp. Đối với đối tượng có khả năng bị tìm ra khi áp dụng công nghệ ngược thì doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký bảo hộ công khai với danh nghĩa là sáng chế/giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, hoặc kiểu dáng công nghiệp. Với các đối tượng còn lại, xét thấy việc giữ chúng ở trong vòng bí mật sẽ tạo ưu thế cạnh tranh hơn cho mình, doanh nghiệp nên bảo vệ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh bằng các biện pháp bảo mật và quản lý chặt chẽ.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.