Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tranh tụng

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại (LTM) Việt Nam 2005

Nội dung các chế tài

Định nghĩa : Hiểu theo nghĩa rộng, là biện pháp bất lợi được áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm hoặc gây thiệt hại cho phía bên kia.

Phân loại: Bao gồm 6 loại 

Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Theo Điều 297 Luật TM 2005

  • Bên vi phạm phải thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng (thực hiện phần nghĩa vụ theo hợp đồng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng) và chịu mọi chi phí phát sinh; 
  • Mục đích: (i) Đảm bảo trật tự TM; (ii) đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã kí kết; (iii) bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại nếu đối tượng hợp đồng là những hàng hóa đặc biệt, khó tìm được hàng hóa thay thế.
  • Ưu điểm: Khôi phục thực hiện hợp đồng, duy trì quan hệ TM lâu dài giữa các bên
  • Hạn chế: tốn kém tài chính và thời gian, hạn chế quyền tự do cá nhân, không đạt hiệu quả kinh tế cao, có những nghĩa vụ khi đã vi phạm thì không thể “thực hiện đúng” nữa như nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn theo qui định của hợp đồng, …
  • Thường được ưu tiên áp dụng khi có vi phạm 

Phạt hợp đồng

Quy định tại các điều 294, 300, 301 Luật TM 2005

  • Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm phải trả một khoản tiền khi trong hợp đồng có điều khoản thoả thuận về phạt hợp đồng; khoản tiền có thể lớn hơn mức thiệt hại (tùy vào quy định của mỗi QG). 
  • Cơ sở: (i) có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) có lỗi của bên vi phạm; và (iii) có thoả thuận về các hành vi vi phạm bị phạt và khoản tiền phạt. 
  • Mục đích: (i) răn đe bên vi phạm phải tôn trọng và tuân thủ hợp đồng; (ii) ngăn chặn các hành vi vi phạm trong tương lai. 

Bồi thường thiệt hại 

  • Bên vi phạm bồi thường/bù đắp những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm, mức bồi thường thiệt hại không vượt quá mức tổn thất và lợi nhuận mất đi mà các bên đã dự kiệu khi giao kết hợp đồng
  • Cơ sở: (i) có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) có thiệt hại xảy ra; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại; (iv) và/hoặc trong một số trường hợp yêu cầu yếu tố lỗi của bên vi phạm. 
  • Mang tính chất là một biện pháp tài chính (nộp tiền) 
  • Phân loại: (i) Thiệt hại chung: bao gồm các tổn thất tất yếu và trực tiếp phát sinh do việc vi phạm hợp đồng; (ii) Thiệt hại đặc biệt (bồi thường thiệt hại do hậu quả) bao gồm bất kì tổn thất phát sinh do việc vi phạm hợp đồng vì những hoàn cảnh hay điều kiện đặc biệt không thể dự đoán được một cách thông thường. Đây là những thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm nhưng không phải trong thiệt hại trực tiếp và ngay lập tức. Để được bồi thường thiệt hại đặc biệt, các bên bị thiệt hại phải chứng minh rằng bên vi phạm biết về những yêu cầu hay hoàn cảnh đặc biệt tại thời điểm thực hiện hợp đồng.
  • Bên bị thiệt hại cũng có nghĩa vụ hạn chế tổn thất xảy ra một cách hợp lý. Do đó việc bồi thường thiệt hại sẽ không thực hiện đối với những thiệt hại có thể tránh được một cách hợp lý hoặc có thể khắc phục cơ bản sau khi vi phạm xảy ra.

What should I do in case of breach of the rental contract? Forcam Lawyers

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉnh thực hiện hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng 

  • Luật Việt Nam phân biệt rõ giữa tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiệp hợp đồng, tuy nhiên CISG không phân biệt riêng.
  • Đối với huỷ bỏ hợp đồng, chú ý tới khái niệm “vi phạm cơ bản” (trong CISG, trong LTM Việt Nam) 

(1) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Điều 308, 309, 315 LTM 2005

  • Là việc một bên tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
  • Hậu quả pháp lý: (i) hợp đồng vẫn còn hiệu lực; (ii) bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại; Tuy nhiên việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn, quyền lợi các bên bị ảnh hưởng

(2) Đình chỉ thực hiện hợp đồng: Điều 310, 311, 315 LTM 2005 

  • Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
  • Căn cứ: khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng hoặc vi phạm khác song các bên thỏa thuận trong hợp đồng dẫn tới đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Hậu quả pháp lý: (i) các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng, (ii) bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hợp đồng chấm dứt (vô hiệu) từ ngày một bên nhận được thông báo đình chỉ.

(3) Hủy bỏ hợp đồng:Điều 312, 313, 314, 315 LTM 2005 

  • Chế tài nghiêm khắc nhất áp dụng đối với vi phạm hợp đồng cơ bản, theo đó hợp đồng giao kết giữa các bên sẽ mất hiệu lực từng phần hoặc toàn bộ, các bên được giải phóng khỏi phần nghĩa vụ đã được hủy bỏ hoặc toàn bộ hợp đồng.
  • Căn cứ: (i) xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; (ii) một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
  • Hậu quả pháp lý: hợp đồng hết hiệu lực từ thời điểm giao kết hợp đồng giải phóng các bên khỏi nghĩa vụ của mình, có quyền đòi lại lợi ích mình có thể có do đã thực hiện một phần hợp đồng và bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. 

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.