Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005.
- Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Nội dung
Nếu như hợp đồng truyền thống cần có chữ ký trên giấy để thể hiện ý chí xác lập giao dịch của cá nhân, tổ chức thì hợp đồng điện tử cần có chữ ký điện tử để đảm bảo sự hoàn chỉnh của hợp đồng.
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch Điện tử 2005: “Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”.
Như vậy, chữ ký điện tử có những đặc điểm chính sau:
- Thứ nhất, thành phần tạo lập của chữ ký điện tử bao gồm: chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu.
- Thư hai, người được ký chữ ký điện tử là yếu tố đặc biệt quan trọng do chữ ký điện tử được tạo ra, gửi đi, được nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử.
- Thứ ba, sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký có giá trị xác định ý chỉ của chủ thể khi xác lập hành vi ký chữ ký điện tử.
Hiện nay có 03 cách thức phổ phiến mà các bên trong giao dịch sử dụng để ký bằng chữ ký điện tử:
- Chữ ký số: Các bên sử dụng một nền tảng và thiết bị chuyên dụng do công ty cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp để tạo chữ ký số. Sau đó, chữ ký số này được chèn dưới dạng điện tử vào hợp đồng cần ký. Chữ ký số ít được sử dụng trong giao kết hợp đồng có giá trị lớn mà thường được sử dụng khi tổ chức nộp tờ khai hải quan, nộp thuế qua mạng, phát hành hoá đơn điện tử,….
- Chữ ký scan: Hợp đồng được người ký tin ra từ tệp dữ liệu điện tử và người ký của mỗi bên ký trực tiếp trên văn bản giấy của hợp đồng bằng chữ ký sống. Hợp đồng cùng với chữ ký trên hợp đồng sẽ được chuyển thành dạng điện tử (ví dụ: bằng cách quét hình (scanning) và bản quét hình (tệp dữ liệu điện tử) của hợp đồng đã ký, sau đó được gửi đi bằng thư điện tử. Chữ ký scan được sử dụng nhiều trong hợp đồng có nhiều bên và các bên không ở cùng một địa điểm để có thể cùng ký trên một bản của hợp đồng. Chữ ký scan đặc biệt thông dụng trong các hợp đồng liên quan đến giao dịch đa quốc gia và có yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể.
- Chữ ký hình ảnh: người ký chèn hình ảnh chữ ký của người ký vào ô chữ ký của tệp dữ liệu điện tử của hợp đồng; và (ii) tệp dữ liệu điện tử của hợp đồng (có chữ ký bằng chữ ký hình ảnh trên hợp đồng điện tử đó) được gửi đi bằng thư điện tử. Chữ ký hình ảnh được sử dụng nhiều trong hợp đồng có giá trị không lớn nhưng được ký nhiều lần và lặp đi lặp lại, đồng thời người ký không ở cùng một địa điểm mà hợp đồng có thể in và ký bằng chữ ký sống.
Thực tế trong giao kết hợp đồng có giá trị lớn và phức tạp cho thấy, chữ ký scan là hình thức phổ biến nhất, chữ ký hình ảnh ít phổ biến hơn và chữ ký số ít phổ biến nhất. Ngược lại, chữ ký số thông dụng hơn chữ ký scan và chữ ký hình ảnh trong các hợp đồng dân sự có tính chất tiêu dùng.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.